Bài 35 : Khái quát Châu Mĩ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhu Nguyen

Câu hỏi 1.

- Vì sao nói châu Mĩ là vùng đất nhập cư có thành phần chủng tộc đa dạng?

- Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa khu vực Bắc Mĩ với khu vực Nam Mĩ?

Câu hỏi 2:

- Nêu cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?

- Đia hình có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Mĩ.

Câu hỏi 3

Giải thích châu Phi và châu Mĩ đều trải dài qua 2 bán cầu Bắc và Nam nhưng châu Phi lại là châu lục nóng và khô, châu Mĩ là châu lục có nhiều kiểu khí hậu trên thế giới?

Kiều Trang
24 tháng 4 2020 lúc 8:49

Câu hỏi 1

- Vì sao nói châu Mĩ là vùng đất nhập cư có thành phần chủng tộc đa dạng?

Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.Người châu Âu lần đầu tiên biết đến châu Mỹ cuối thế kỉ 15, sau khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này, nên đã gọi lục địa này là "Tân thế giới" (Thế giới mới). Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này.
Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
Người bản địa châu Mỹ: Người đa đỏ, Inuit, và Aleut.
Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia.
Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi.
Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Những người có nguồn gốc từ Trung Đông
Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ.
Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen.
Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ.
Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây. - Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa khu vực Bắc Mĩ với khu vực Nam Mĩ?

Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ là do lịch sử của quá trình nhập cư vào châu Mĩ. - Khu vực Bắc Mĩ: chủ yếu người nhập cư từ Anh, Pháp, I-ta-li-a và Đức

Câu hỏi 2:

- Nêu cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

- Đia hình có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Mĩ.

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :

- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.

+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa

.+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Câu hỏi 3

Giải thích châu Phi và châu Mĩ đều trải dài qua 2 bán cầu Bắc và Nam nhưng châu Phi lại là châu lục nóng và khô, châu Mĩ là châu lục có nhiều kiểu khí hậu trên thế giới?

Châu Phi là châu lục nóng vì:

- Châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng. Nằm ở xích đạo là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất

- Diện tích Châu Phi rất rộng, hầu hết là hoang mạc

- Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền

- Ví trị nằm chắn phía Bắc và Đông gây ra hiện tượng khô

- Có dòng biển lạnh chạy qua, nước không bóc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức nhất


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nghi Uyên
Xem chi tiết
Dream_manhutツ
Xem chi tiết
Nhật Tân
Xem chi tiết
Dream_manhutツ
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trần Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết