Tham khảo:
- Khái quát được ý nghĩa triết lí cuả câu chuyện về chiếc vòng tròn:
Chiếc vòng tròn là biểu tượng của sự hoàn hảo. Bài học về cái vòng tròn cho chúng ta thấy một điều tưởng như nghịch lí đó là: đôi khi sự khiếm khuyết thiếu hụt chính là biểu hiện chứng tỏ con người là con người với ý nghĩa đúng đắn, nhân bản nhất. Đây chính là triết lí về con người bất toàn. Chính sự bất toàn là động cơ để con người hoà nhập cùng cộng đồng và vươn tới những giá trị tốt đẹp và ngày một hoàn thiện.
- Bàn luận về triết lí trên: đây là một triết lí khá sâu sắc.
+ Triết lí này đã nhìn nhận con người và đời sống ở góc độ nhân bản, con người bao giờ cũng có phần Con và phần Người, phần ưu điểm và hạn chế, tích cực và tiêu cực. Xét từ góc độ triết học, sự tồn tại của hai mặt đối lập và thống nhất trong cùng một cá thể là một tất yếu.
+ Quá trình sống, học tập, lao động, hoà nhập với cộng đồng của con người là một quá trình học hỏi, đấu tranh, vươn đến sự hoàn thiện. Đó chính là ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa tồn tại của mỗi con người. .
- Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thức tiễn:
+ Trong cuộc sống, mỗi con người cần biết rõ những hạn chế, khiếm khuyết của mình để khắc phục vươn lên, học hỏi mọi người, hoàn thiện bản thân; mặt khác, trong hành trình đó, con người không nên cầu toàn, không nên đòi hỏi bản thân sự hoàn hảo tuyệt đối, vì đó là điều không thể. Nên biết chấp nhận mình để hoà nhập với cộng đồng.
+ Cần có cách nhìn nhận đánh giá con người và ứng xử theo quan điểm nhân bản: đó là biết đề cao những mặt tích cực, độ lượng, chấp nhận và chia sẻ những mặt hạn chế; giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện
Câu chuyện về cái vòng tròn là một thông điệp triết lí về sự tồn tại của con người. Đặt trong thời kì hội nhập và phát triển của xã hội hiện nay, triết lí nhân sinh của câu chuyện là bài học sống và ứng xử sâu sắc với tất cả mọi người. Đối với các bạn trẻ đang ở độ tuổi phát triển và hoàn thiện nhân cách thì triết lí trên càng có giá trị thực tiễn trong hành trang vào đời.
Chúc bạn học tốt!