Pháp luật có các đặc điểm cơ bản:
1) Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
2) Thể hiện ý chí của nhà nước;
3) Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện;
4) Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật;
5) Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực hiện.
Khái niệm quy phạm pháp luậtMột trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến, bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật vừa mang những đặc tính của pháp luật vừa có những đặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó. Nghiên cứu lí luận về quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lí luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật được chính xác, khoa học. Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì những lẽ đó mà lí thuyết về quy phạm pháp luật cần được nghiên cứu chi tiết, đầy đủ.
Đe tồn tại và phát triển con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng. Tính cộng đồng của đời sống loài người xuất hiện nhu cầu cần phải phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá nhân riêng rẽ theo những hướng nhất định, để đạt được những mục đích nhất định, nghĩa là, nhu cầu điều chỉnh những mối liên hệ giữa con người với con người, về nhu cầu này
Tính bắt buộc của pháp luậtPháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.