Câu 6: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim.
Câu 7: Giải thích vì sao lớp thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất?
Câu 8: Nêu vai trò của Thú.
Câu 9: ( Câu hỏi vận dụng thực tế) Vì sao cá voi được xếp vào lớp thú mà cá sấu lại xếp vào lớp bò sát?
Câu 10: Trình bày ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật.
Câu 11: Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
Câu 6: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim.
Chim là động vật có xương sống thích nghi với đời sống bay lượn:
- Mình có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh. Có mỏ sừng.
- Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.
- Lợi ích: Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm, cung cấp thực phẩm, làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh, huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch, giúp phát tán cây rừng.
- Tác hại: Ăn hạt, quả, cá…Là động vật trung gian truyền bệnh.
Câu 7: Giải thích vì sao lớp thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất?
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
-Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
-Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
-Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt
-Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
Câu 8: Nêu vai trò của Thú.
Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại
Câu 9: ( Câu hỏi vận dụng thực tế) Vì sao cá voi được xếp vào lớp thú mà cá sấu lại xếp vào lớp bò sát?
Cá voi xếp vào lớp thú vì cá voi có những đặc điểm của lớp thú
- Cá voi đẻ con và nuôi con bằng sữa
- Là động vật hằng nhiệt
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
Cá sấu xếp vào lớp bò sát vì cá sấu có những đặc điểm của lớp bò sát:
- Da có vẩy sừng bao bọc
- Là động vật biến nhiệt
- Đẻ trứng, trứng có vỏ đá voi bao bọc
Câu 10: Trình bày ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật.
Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.
Câu 11: Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
- Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
Ở từng địa phương đểu có những thiên địch gần gũi với con người như : mèo diệt chuột, gia cầm (gà vịt, ngan, ngồng) diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vặt chù trung gian...
- Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sừ dụng một loài bướm đêm từ Achentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra. ăn cây xương rồng.
Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô). Au trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám
- Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ôxtrâylia. Đến năm 1900 số thó lên tới vài trăm triệu con vả trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 nãm chi với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm hoạ về thó mới cơ bàn được giải quyết.
- Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại
Ở miền Nam nước Mĩ. để diệt loài ruổi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sàn ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.
6.
VAI TRÒ CỦA CHIM
Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người. Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim cho lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện đế săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...)
Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...). Tuy nhiên có một số loài chim có hại cho kinh tê nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá...
Đặc điểm chung của lớp Chim:
Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
7.
Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất vì :
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có lông mao bao phủ cơ thể
- Bộ răng phân hóa thành 3 loại: Răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Bộ não phát triển thể hiện ở bán cầu não và tiểu não
- Thú là động vật hằng nhiệt
8.
Vai trò của thú:
- Cung cấp thực phẩm: Trâu, bò, lợn
- Cung cấp dược liệu: Hổ, báo, hươu, nai
- Nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ: Da, lông (hổ, báo), ngà voi
- Cung cấp sức kéo: Trâu, bò, ngựa
- Xạ hương của cầy hương là nguyên liệu chế nước hoa
- Tiêu diệt loài gặm nhấm có hại: Chồn, cầy, mèo
10.
ý nghĩa :
+ Cây phát sinh giới động vật có ý nghĩa biểu thị mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật
+ Cho biết toàn bộ giới động vật đa dạng và phong phú ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc ban đầu.
+ Đồng thời qua cây phát sinh giới động vật người ta còn so sánh được số lượng loài giữa các nhánh.
11.
- Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại như dùng gia cầm, cóc, chim sẻ, thằn lằn để tiêu diệt sâu bọ...
- Sử dụng thiên địch đẻ trứng vào sâu hại hay trứng sâu hại như: dùng ong mắt đỏ tiêu diệt trứng sâu xám...
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt vi sinh vật gây hại như: Vi khuẩn myoma và vi khuẩn calixi.