Lớp Chim - Bài 41. Chim bồ câu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Mai Phương

Câu 6: “Bay theo đội hình làm cho đàn thiên nga có thể bay xa thêm 71% so

với mỗi con bay một mình. Khi vỗ cánh, sức gió tạo ra từ một con thiên nga sẽ

nâng đỡ con bay sau nó.

Khi con thiên nga bay dẫn đầu mệt, nó sẽ chuyển động xuống đội hình để

một con khác thay vào vị trí của mình.

Những con thiên nga bay sau kêu vang để cổ vũ những con bay trước.

Khi một con thiên nga bay lạc khỏi đội hình bay, ngay lập tức nó cảm nhận

được sức cản của không khí và nhanh chóng quay lại đội hình bay. Cuối cùng,

khi một con thiên nga trong đàn bị bệnh hay bị thương và rời khỏi đội hình, sẽ

có hai con khác cùng hạ cánh để hổ trợ và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến khi

con thiên nga bị thương khỏe lại hoặc chết đi.

Thật là những con chim thông minh! Chúng đã biết phối hợp với nhau để

tạo nên những hiệu quả không ngờ so với một chú chim cô độc.”

Qua đoạn thông tin trên, em hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

a. Loài thiên nga có những kiểu bay nào?

b. Tại sao thiên nga lại bay theo đội hình, bay đội hình có những tác dụng gì?

Câu 7: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi

với đời sống bay?

B.Thị Anh Thơ
19 tháng 4 2020 lúc 13:53

a) Chim thường bay theo đội hình chữ V hay mũi tên

b) Bay theo đội hình làm cho đàn thiên nga có thể bay xa thêm 71% so với khi mỗi con bay một mình. Khi vỗ cánh, sức gió tạo ra từ một con ngỗng sẽ nâng đỡ con bay sau nó.

Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là đầu đàn và có sức khỏe hơn hẳn những con phía sau. Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chú chim ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh.

Khi bay, con chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay sau tận dụng luồng khí từ con đầu đàn để nhận luồng khí có lợi và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi để giảm thiểu sức lực mà chúng phải sử dụng trong suốt thời gian dài. Đó là mục đích chính của đội hình chữ V: “Những con chim bay sau chỉ đơn giản cảm nhận được đâu là vị trí của luồng không khí hướng lên và đâu là vị trí của luồng không khí hướng xuống. Từ đó chúng sẽ xác định được vị trí thích hợp để không phải mất nhiều sức lực khi bay”.


Các câu hỏi tương tự
phạm danh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Vy
Xem chi tiết
CAO THỊ THU QUẾ
Xem chi tiết
Khánh Hằng Trần
Xem chi tiết
Dương Phương Thuý
Xem chi tiết
Mai Linh
Xem chi tiết
huynh thi ngoc ngan
Xem chi tiết
Goddess Lena
Xem chi tiết
Xuân Trúc
Xem chi tiết