Ôn tập lịch sử lớp 7

Thuỳ Dung Nguyễn

Câu 3:Nêu vai trò của chữ Quốc ngữ trong quá trình phát triển văn hoá Việt Nam.

Câu 4: Trình bày sự phát triển cảu nghề thủ công và buôn bán thế kỉ XVI - XVIII. Vì sao nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần?

Câu 5: Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII.

Câu 6: tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Trần Thị Minh Hằng
18 tháng 5 2020 lúc 17:19

Câu 1: Em có thể tham khảo nhé!

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn lên thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nó được dùng trong hành chính, ngoại giao, giáo dục. Nó là công cụ bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để tiếng Việt phát triển. Về mặt từ vựng, chữ quốc ngữ đã giúp tạo ra những từ mới nhằm hỗ trợ việc diễn đạt tư duy trong chiều sâu và đỉnh cao của nó. Về ngữ pháp, dấu chấm câu mà chữ quốc ngữ du nhập vào Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc sáng tạo các câu văn viết một cách sáng sủa, mạch lạc…, điều mà chữ Nôm trước đây không có. Chữ quốc ngữ đã giúp diễn đạt tư duy logic, thể hiện những tư tưởng khoa học cách trọn vẹn hoàn hảo. Về mặt âm, chữ quốc ngữ giúp xác định chính âm cho tiếng Việt, tạo sự thống nhất chữ viết trong toàn lãnh thổ Việt Nam, cho dẫu Việt Nam có nhiều phương ngữ và nhiều dân tộc thiểu số.

- Chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nền quốc học lên một tầm cao mới, làm cho nền quốc học phong phú biết chừng nào.

Trần Thị Minh Hằng
18 tháng 5 2020 lúc 17:21

Câu 2:

* Thủ công nghiệp

+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm

+ Một số nghề mới xuất hiện như : khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài

+ Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

+ Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

* Thương nghiệp

- Nội thương

+ Chờ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

+ Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

- Ngoại thương

+ Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Từ thế kỉ XVI – XVIII, do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...

- Đô thị hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nội thương và ngoại thương.

- Do sự hạn chế của chế độ phong kiến nên các đô thị đến thế kỉ XIX dần suy tàn.

Trần Thị Minh Hằng
18 tháng 5 2020 lúc 17:25

Câu 5:

a. Tình hình xã hội Đàng Trong

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.

- Số lượng quan lại tăng quá mức, việc mua quan bán tước khá phổ biến. Quan lại, cường hào đàn áp bóc lột nhân dân vô cùng dã man.

- Trong khi đó, ở triều đình, tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, khét tiếng tham nhũng

=> Hậu quả:

+ Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế, nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ.

+ Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

b. Khởi nghĩa của chàng Lía

- Trong bối cảnh xã hội Đàng Trong đang ngày càng rối loạn, đời sống nhân dân khổ cực như vậy, cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng n

- Căn cứ của cuộc khởi nghĩa: Truông Mây (Bình Định)

- Chủ trương: Lấy của nhà giàu, chia cho người nghèo.

- Mặc dù cuối cùng cuộc khởi nghĩa chàng Lía bị dập tắt nhưng tinh thần đấu tranh và hình ảnh anh dũng của chàng Lía sẽ còn mai tròng người dân.

Trần Thị Minh Hằng
18 tháng 5 2020 lúc 17:25

Câu 6:

Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:

- Cuộc sống của nhân nhân dưới chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVIII ngày càng cơ cực, nỗi bất bình, oán hận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao

- Khẩu hiệu "Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tộc Nguyễn Phúc Dương"; "Lấy của nhà giầu chia cho dân nghèo" của nghĩa quân Tây Sơn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên đã thu hút đông đảo lực lượng tham gia, có cả nông dân miền ngược, miền xuôi, lôi kéo một bộ phận giai cấp thống trị vốn bất bình với phe cánh Trương Phúc Loan.

Trần Thị Minh Hằng
18 tháng 5 2020 lúc 17:26

Lần sau nhớ chia các câu hỏi ra từng câu 1 không gộp chung lại nhé!


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Na Lê
Xem chi tiết
Nhung
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Dung
Xem chi tiết
Tue Ngo
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
Xem chi tiết
uzumaki naruto
Xem chi tiết