4. Trắc nghiệm vận dụng:
Câu 1: Chất nào sau đây không có tính axit?
A. HCl B. CO2 C. H2SO4 D. NaOH
Câu 2: Dung dịch axit clohidric phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Al2O3 B. SO2 C. Na2SO4 D. Cu
Câu 3: Dung dịch axit clohidric không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. CuO B. KOH C. Ag D. NaHCO3
Câu 4: Dung dịch axit sunfuric loãng phản ứng được với dãy chất nào sau đây?
A. CuO, NaOH, Na2SO4 B. Fe, Al2O3, BaCl2
C. Ag, Ba(OH)2, CaCO3 D. NaHCO3, NaCl, Fe(OH)2.
Câu 5: Phản ứng giũa cặp chất nào không thu được chất khí?
A. Al và dung dịch HCl. B. NaHCO3 và dung dịch H2SO4.
C. Cu và dung dịch H2SO4 đặc. D. Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4
Câu 6: Phản ứng nào sau đây đúng?
A. Fe + HCl → FeCl3 + H2 C. CuO + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
B. Na2SO3 + H2SO4đ → Na2SO4 + SO2 + H2O D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2
Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Để phân biệt dung dịch NaOH và dung dịch HCl có thể dùng quỳ tím.
B. Để phân biệt dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch HCl có thể dùng BaCl2.
C. Để phân biệt dung dịch H2SO4 lõang và dung dịch H2SO4 đặc có thể dùng Cu.
D. Để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng có thể dùng Ba(OH)2.
Câu 8: Tính chất không phải của dung dịch H2SO4 loãng là
A. làm quỳ tím hóa đỏ. B. tính háo nước.
C. trung hòa các bazơ. D. tạo kết tủa trắng với muối tan của Bari.
Câu 9: Để pha loãng axit H2SO4 đặc, chúng ta cần
A. rót từ từ nước vào axit và khuấy. B. rót từ từ axit vào nước và khuấy.
C. đổ nhanh nước vào axit và khuấy. D. đổ nhanh axit vào nước và khuấy.
Câu 10: Để chuyên chở dung dịch H2SO4 đặc, người ta thường dùng các bồn chứa làm bằng kim loại
A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Mg.
Câu 11: Khi bỉ bỏng axit sunfuric đặc, biện pháp sơ cứu nào sau đây là hợp lý?
A. Rửa vết bỏng dưới vòi nước mát, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3.
B. Rửa vết bỏng dưới vòi nước mát, sau đó rửa bằng dung dịch nước vôi.
C. Rửa vết bỏng dưới vòi nước mát, sau đó bôi kem đánh răng lên vết bỏng.
D. Không rửa vết bỏng bằng bất cứ dung dịch nào, đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế.
Câu 12: Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất từ
A. SO3. B. CuSO4. C. S hoặc FeS2. D. SO2.
Câu 13: Để chữa bệnh đau dạ dày do thừa axit, người ta thường dùng
A. xút(NaOH). B. natri bicarbonat(NaHCO3). C. muối ăn(NaCl). D. giấm(CH3COOH).
Câu 14: Khi bị kiến cắn, ta thường cảm thấy ngứa do trong dịch kiến cắn có chứa axit. Để giảm triệu chứng
đó ta có thể dùng ….. để bôi vào vết kiến cắn. Từ cần điền vào chỗ trống là
A. vôi. B. nước chanh. C. muối ăn. D. giấm.
Câu 15: Cho các phản thí nghiệm sau:
(1) Cu + dung dịch H2SO4 loãng. (2) Cu + dung dịch H2SO4 đặc.
(3) CuO + dung dịch H2SO4 loãng. (4) Cu(OH)2 + dung dịch H2SO4 đặc.
Số phản ứng có thể tạo thành muối CuSO4 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ đựng hóa chất sau: CaO, P2O5, MgO
Câu 2: Cho các chất sau đây: CaO, Al2O3, P2O5, CO2
a) Chất nào tác dụng với dung dịch HCl? Viết phương trình phản ứng?
b) Chất nào tác dụng với dung dịch Ba(OH)2? Viết phương trình phản ứng?
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ đựng hóa chất sau: CaO, P2O5, MgO
Câu 2: Cho các chất sau đây: CaO, Al2O3, P2O5, CO2, Fe3O4
a) Chất nào tác dụng với dung dịch HCl? Viết phương trình phản ứng?
b) Chất nào tác dụng với dung dịch Ba(OH)2? Viết phương trình phản ứng?
Câu 3/ Trộn 300ml dung dịch có chứa 22,2 g CaCl2 với 700 ml dung dịch có chứa 17 g AgNO3. a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra. c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài tập cho 1 kim loại tác dụng với 2 muối
1) Cho m(g) Mg vào 1 lít dung dịch gồm CuSO4 0,1M và FeSO4 0,1 M sau phản ứng lọc lấy dung dịch B. Thêm KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 10 gam chất rắn E. Tính m Mg đã dùng.
2) Cho 12g Mg vào dung dịch chứa hai muối FeCl2 và CuCl2 có cùng nồng độ 2M, thể tích dung dịch 100ml. Sau đó lấy dung dịch D sau phản ứng cho tác dụng KOH dư. Tính kết tủa thu được
Mấy bạn giải nhanh giùm mình mình cần gấp.
Trộn 30 ml dung dịch có chứa 44,4 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch AgNO3 vừa đủ.
a/ Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
b/ Tính nồng độ mol của chấ còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi
không đáng kể.
bằng phương pháp hóa học hạy phân biệt các dd bị mất nhãn sau
a) MgCl2,ba(oh)2,na2co3,h2so4
b) na2so4,naoh,nacl,hcl
c)mgcl2,ba(oh)2,na2co3.h2so4
d) agno3,nacl.hcl,fecl3
Có những oxit sau: P2O5 , Na2O, N2O5 , CuO, BaO, K2O, Fe2O3 , SO2
Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với:
a. Nước.
b. Dung dịch H2SO4.
c. Dung dịch Ba(OH)2.(axit sunfuric)
Viết các phương trình hóa học.
Bài 1: Hoà tan 2,24 lít khí CO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Tính CM các chất tạo thành trong dd ( coi thể tích không thay đổi)
Bài 2: Dùng 200ml dung dịch NaOH 0,25M để hấp thụ hoàn toàn 2,2g CO2. Tính khối lượng muối thu được.
Bài 3: Hoà tan 11,2 lít CO2 và 800ml dung dịch NaOH 1M. Tính CM các chất tạo thành trong dung dịch thu được (biết thể tích khí không đổi).
Bài 4: Cho 16,8 lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 9l dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Tính CM các chất sinh ra trong dung dịch.