Câu 3 :
Sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, lưới sôngcó dạng lông chim cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, có sự điều tiết nước của Biển Hồ nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài. Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trongmùa lũ và tác động của thủy triều nên ở ĐB sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ (sống chung với lũ). Từ lâu đời, người dân vùng sông nước đã thích ứng với mùa lũ với các tập quán sản xuất, ngành nghề, giống cây trồng và nếp sống đã được định hình trong quá trình sống chung với lũ .Mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như: tôm, cá, phù sa ngọt, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất...
⇒ Sống chung với lũ
Câu 4 :
Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trong mùa lũ và tác động của thủy triều nên ở ĐB sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ .
-> Bị ngập lụt vào mùa lũ.
Biện pháp tự nêu!
Chúc bạn học tốt!
Câu 3: - Khái quát qua đặc điểm lũ của ĐBSCL (Sau khi khát quát phải đưa ra nhận định: lũ ở ĐBSCL ko gây nguy hại như lũ ở miền Bắc và miền Trung nước ta mà nó còn mang lại những nguồn lợi to lớn)
- Sống chung với lũ là biện pháp hàng đầu cho người dân vùng ĐBSCL (dưới đây là ý chính, bạn xem phần chi tiết hơn phía dưới)
+ Khai thác các nguồn lợi từ lũ (phần này bạn nêu ra những nguồn lợi mà lũ mag lại cho người dân nơi đây. Đánh giá về những thuận lợi của nó đối với sự phát triển của vùng).
+ Hạn chế những tác hại lũ gây ra. (đặc biệt chú ý đến vấn đề ÔNMT, dịch bệnh)
-------------------------------------------
- Khai thác các nguồn lợi từ lũ
+ Tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu.
Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín.
+ Khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ. Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản.