Câu 1: Trong cuộc sống chúng ta nên có thế giới quan như thế nào là đúng đắn?
a. Duy vật siêu hình. b. Duy vật biện chứng.
c. Duy tâm biện chứng. d. Duy tâm siêu hình.
Câu 2: Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Mối quan hệ giữa tồn tại và vật chất b. Mối quan hệ giữa sự vật và hiện tượng.
c. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. d. Mối quan hệ giữa tư duy và ý thức
Câu 3: Ví dụ nào sau đây thuộc kiến thức triết học?
a. Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
b. Ngày 3 – 2 – 1930 là ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
c. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
d. Mọi sự vật trên Trái đất đều chịu lực hút của Trái đất.
Câu 4: Trong cuộc sống chúng ta nên có phương pháp luận như thế nào là đúng đắn?
a. Siêu hình duy vật. b. Siêu hình duy tâm.
c. Biện chứng duy vật. d. Biện chứng duy tâm.
Câu 5: Ví dụ nào sau đây thuộc kiến thức khoa học cụ thể?
a. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
b. Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
c. Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. d. Tức nước vỡ bờ.
Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện PPL siêu hình?
A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
B. Tích tiểu thành đại.
C. Con vua thì lại làm vua, con sải ở chùa lại quét lá đa.
D. Gieo gió, gặt bão.
Trong các ý sau, ý nào thể hiện yếu tố biện chứng?
A: "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm"
B: Đèn nhà ai, nhà ấy rạng
C: Trong lớp đã có sự phân công lao động vệ sinh, mỗi người một việc, Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả
D: Quan niệm của các thầy bói trong câu chuyện dân gian "Thầy bói xem voi"
HIỂU Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? A. Con người không thể nhận thức được thế giới khách quan B. Con người vừa có thể nhận thức được vừa không thể nhận thức được thế giới khách quan C. Không có cái gì con người không thể nhận thức được, chỉ có những cái con người chưa nhận thức được mà thôi D. Con người nhận thức được tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:
- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
- Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.
C1: Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho Em có nhận xét gì về câu ca dao trên? C2:Phương pháp luận triết học khác với phương pháp luận của các môn khoa học khác như thế nào?Cho ví dụ? C3: Gái giống cha, giàu ba họ Trai giống mẹ,khó ba đời Em có nhận xét gì về câu ca dao trên?
Câu 1: Phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Giữa TGQ duy vật và TGQ duy tâm, TGQ nào là đúng đắn, khoa học hơn ?Vì sao?
Câu 2: Phân biệt phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Giữa PPL biện chứng và PPL siêu hình, PPL nào là đúng đắn và khoa học? Tại sao?
Yếu tố biện chứng trong câu nói nổi tiếnh của Hê-ra-clít:'' Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông''