Câu
1:Vì sao khi đánh bại quân thanh lật đổ chính quyền phong kiến trong nước quang trung lại lo xây dựng kinh tế văn hóa
Câu 2:vua quang trung có những chủ trương gì để xây dựng quân đội ngoại giao trong quá trình xây dựng đất nước
Câu3: nêu tình hình kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp dưới triều nguyễn nhận xét tình hình ngông nghiệp dưới triều nguyễn
Câu 4: nhà nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền
Câu 5: diện tích đất canh tác tăng lên nhưng vì sao vẫn còn tình trạng dân lưu vong
Câu6: em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của nhà nguyễn
Giúp trả lời dùm ạ
Câu 2:
Quân đội:
-Thực hiện chế độ quân dịch
-Xây dựng các binh chủng
-Vũ khí đầy đủ
Ngoại giao:
-Đối vs nhà Thanh mềm dẻo nhưng kiên quyết
-Đối vs Nguyễn Ánh mở cuộc tiến công lớn để tiêu diệt
Câu 3:
NN:
*Phía Nam:
-Chú trọng khai hoang và di dân lập ấp,đồn điền
-Tăng diện tích canh tác
*Phía Bắc
-Đê điều k đc quan tâm tu sửa,hạn hán,lũ lụt triền miên
-Tài chính thiếu hụt,nạn tham nhũng phổ biến
Thủ công nghiệp
-Có nhiều xưởng sx
-Ngành mỏ phát triển
->Thủ công có đk phát triển nhưng bị kìm hãm
Câu 5:
Vì nhà Nguyễn ban hành chế độ quân điền,nhân dân bị trói buộc vào ruộng đất,điều này không giúp phục hồi đời sống nhân dân vì hầu hết đất canh tác đều tập trung vào tay địa chủ,quý tộc
4.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.
5.Mặc dù diện tích canh tác được tăng thêm nhưng tình trạng nông dân lưu vong vẫn còn do nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng đất, nạn đói xảy ra nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng đi lưu vong.
6.
Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào, Chân Lạp phải thần phục, song quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
- Hạn chế: Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến tụt hậu và trì trệ.