Đề kiểm tra học kì I - đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trâm

Câu 1:Trình bày vòng đời sán lá gan? Vì sao trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan?

Câu 3:Vì sao nói giun đất là bạn nhà nông?

Câu 4:Lấy ví dụ chứng minh vai trò của lớp giáp xác?

Câu 5:Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh?

Câu 6:Nêu các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người?

giúp mình với.

Thục Trinh
27 tháng 12 2018 lúc 19:57

1. Vòng đời sán lá gan: Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trở thành kén sán. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.

- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.

Thục Trinh
27 tháng 12 2018 lúc 19:59

2. - Giun đất trong quá trình đào hang đã làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất. Phân giun đất có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

- Giun đất còn là thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao cho nhiều loại vật nuôi của nhà nông như gà, vịt, cá,..

Thục Trinh
27 tháng 12 2018 lúc 20:06

4. - Làm thực phẩm cho con người: Tôm, ốc, cua...

- Làm thức ăn cho động vật khác: rận nước, chân kiếm,...

- Có giá trị xuất khẩu: Tôm, ghẹ,...

- Làm đồ trang trí: Vỏ tôm hùm.

- Tạo nên sự cân bằng về môi trường sinh thái: rận nước, cua,....

- Có hại cho giao thông đường biển: sun,....

- Truyền bệnh giun sán: mọt ẩm,...

- Kí sinh gây hại cá: chân kiếm,....

Kieu Diem
27 tháng 12 2018 lúc 20:07

Câu 1

- Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).

Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán.

Thục Trinh
27 tháng 12 2018 lúc 20:07

5. - Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung:
+ Có kích thước hiển vi.
+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Hầu hết sinh sản vô tính.
- Vai trò thực tiễn:
* Có lợi:
+ Làm thức ăn cho động vật nhỏ.
+ Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
+ Có ý nghĩa về mặt địa chất.
* Có hại:
+ Gây bệnh ở người và động vật.

Kieu Diem
27 tháng 12 2018 lúc 20:08

C âu 3

Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp , tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

Kieu Diem
27 tháng 12 2018 lúc 20:10

Câu 4

Hầu hết giáp xác là có lợi như : tôm rồng, tôm hùm, tôm hẹ, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy... Một số giáp xác có giá trị xuất khẩu cao. Tuy thế một số nhò giáp xác có hại như : truyền bệnh giun sán, kỉ sinh ở da và mang cá gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ tàu thuyên làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước.

Thục Trinh
27 tháng 12 2018 lúc 20:10

6. - Vệ sinh thực phẩm :
+ Ăn chín , uống sôi.
+ Hạn chế ăn rau sống, các loại rau thủy sinh.
+ Không ăn thịt bò, lợn gạo .
+ Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
- Vệ sinh cá nhân
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát.
+ Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ.
+ Không đi chân không trên đất cát.
+ 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần.

Kieu Diem
27 tháng 12 2018 lúc 20:13

Câu 5

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
- Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiêu phân đôi.

Vai trò thực tiễn:
* Có lợi:
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
- Có ý nghĩa về mặt địa chất.
* Có hại:
- Gây bệnh ở người và động vật

Kieu Diem
27 tháng 12 2018 lúc 20:14

+ Vệ sinh thực phẩm :
Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn)
Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
Không ăn thịt bò, lợn gạo .
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
+ Vệ sinh cá nhân
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông ( giun kim)
Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái)

Mỗi 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần ( Fugacar 1 viên đối với người lớn và trẻ em > 2tuổi)

minh hương
27 tháng 12 2018 lúc 20:07

câu 3;Vì sao nói giun đất là bạn nhà nông?

Vì khi giun bò tạo ra các hang làm cho đất thoáng khí và thải ra chất nhờn làm mềm đất


Các câu hỏi tương tự
LÊ BẢO NGỌC
Xem chi tiết
Quyên Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Mạnh
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
Hiệp Phạm
Xem chi tiết
Hỏi Tên Làm Gì
Xem chi tiết
Hồng Anh Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Nam
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết