Câu 1:Thế nào là câu rút gọn? Cho VD.
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt. Cho VD và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó.
Câu 3: Nêu đặc điểm của trạng ngữ? Cho VD và nêu câu VD đó được dùng để làm gì?
Câu 4: Nêu công dụng của trạng ngữ? Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì?
Các bn giúp mk nha mk cần gấp lắm!
Câu 1: Câu bình thường phải đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Song trong một số tình huống để tránh lập lại những từ ngữ đã xuất hiện, hay làm cho thông tin được tiếp nhận nhanh hơn, người ta có thể lược bỏ đi một số thành phần nào đó trong câu. Câu như thế gọi là câu gút gọn.
VD: Uống nước nhớ nguồn( lược bỏ thành phần chủ ngữ)
Câu 2:Câu đặc biệt là loại câu ko có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.
Tác dụng:
+Xác định thời gian , nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
+Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+Bộc lộ cảm xúc
+Gọi đáp
VD:Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa.
TD: Xác định t/gian, nơi chốn diễn ra sự vc đc nói đến trong đoạn
Câu 3 và câu 4 để mk nhờ bn nhak!!!
thui thì tự làm cho rồi:
Câu 1: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích như sau:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
VD:
- Học ăn, học nói, học gói, học mở (lược bỏ chủ ngữ).
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (lược bỏ chủ ngữ).
...
Câu 2: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ.
Tác dụng của câu đặc biệt:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng/
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
VD: Rầm! Hai chiếc xe máy tông vào nhau. Thật khủng khiếp!
Tác dụng: Rầm là liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Thật khủng khiếp là Bộc lộ cảm xúc.
Câu 3: Đặc điểm của trạng ngữ:
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễm ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
VD:
Để đạt học sinh giỏi, em phải cố gắng học thật tốt.
Trạng ngữ: Để đạt học sinh giỏi.
Trạng ngữ chỉ mục đích.
Câu 4: Công dụng của trang ngữ:
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
Việc tách trạng ngữ có tác dụng:
Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.