Câu 1:Nước ta có mấy miền khí hậu?Nêu đặc điểm của từng miền khí hậu
Câu 2:Em có những câu ca dao tục ngữ nào nó về khí hậu về thời tiết nước ta hoặc địa phương em
Câu 3:Trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc
Câu 4:Trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc
Câu 5:Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường
Câu 6:Vùng núi Đông Bắc nổi bật với những cánh cung núi lớn đó là những cánh cung nào kể tên
Câu 7:Xác định trên lược đồ hoặc tập bản đồ trang 30 những dãy núi chính của vùng núi Tây Bắc
Câu 8:Đông Bắc có nhiều cánh cung do đó ảnh hưởng đến khí hậu của vùng khí hậu như thế nào?
Câu 9:Tây Bắc có nhiều dãy núi cao do đó ảnh hưởng đến khí hậy của vùng như thế nào?
Câu 10:Những nhân tố ngoại lực nào tham gia vào quá kiến tạo địa hình nước ta trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ cho biết rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì?Bảo vệ rừng có lợi gì?
Câu 11:Những nhân tố ngoại lực nào tham gia vào quá trình kiến tạo địa hình nước ta.Địa hình cát xờ tơ được hình thành như thế nào?Em hãy cho biết một số hang động nổi tiếng nước ta
Câu 12:Trình bày đặc điểm khí hậu VN(tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm)
Câu 13:Trình bày đặc điểm khí hậu VN(tính chất đa dạng và thất thường)
1. Nước ta có 4 miền khí hậu:
+ miền khí hậu phía bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra, có mùa đông lạnh ,tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt , mùa hè nóng và nhiều mưa.
+ miền khí hậu phía Nam ,từ dãy Bạch Mã trở vào ,có khí hậu cận xích đạo , nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
+ Miền khí hậu khu vực Đông Trường Sơn, bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoàng Sơn tới Mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
+ miền khí hậu biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương
câu 1
Nước ta có bốn miền khí hậu:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
- Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Câu 2
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm, phất cơ mà lên.
- Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi! Ở lại ba ngày hãy đi.
- Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.
Câu 3
Đặc điểm địa hình:
-Bao gồm 2 bộ phận địa hình chính: núi và địa hình.
-Dạng địa hình miền núi chiếm diện tích lớn của miền ( chiếm 2/3).
-Hướng nghiêng chung của địa hình Tây Bắc-Đông Nam do vào thời kì Tân kiến tạo phần phía Bắc và Đông Bắc được nâng lên cao trong khi phần phía Nam và Đông Nam bị hạ xuống.
Câu 4
Những đặc điểm của địa hình vùng núi Tây Bắc:
Đây là khu vực có địa hình cao nhất nước ta, nằm ở phía Tây của miền núi trung du phía Bắc, nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Địa hình chủ yếu ở đây là các dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Phía đông có dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipang cao 3143 mét.
- Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào.
- Ở giữa là các cao nguyên và sơn nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
- Xen giữa các núi là các thung lũng sông: Sông Đà, sông Mã, sông Chu.
- Các đỉnh núi cao của vùng Tây Bắc là: Phanxipang 3143 mét; PusiLung 3076 mét; Pu Trà 2504 mét; Phu Luông 2445 mét…
Câu 5
Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường:
- Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá...).
- Địa hình và hoàn lưu gió mùa:
+ Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
+ Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc, Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa Bắc Nam ranh giới dãy Bạch Mã; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....)
Câu 6
Các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
2 .
-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Rằm tháng mười chưa cười đã tối.
- chuồn chuồn bay thấp thì mưa , bay cao thì nắng , bay vừa thì râm.
13. Tính chất đa dạng và thất thường: phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt . Khí hậu nước ta rất thất thường, biển động mạnh lắm rét muộn , mưa lớn, năm khô hạn, ít bão ,năm nhiều bão,...
Câu 7
Các dãy núi lớn của vùng núi Tây Bắc: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.
Câu 8
+ Các dãy núi Bắc đã tạo bức chắn đối với các hướng gió thổi đến Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
- Chắn gió mùa Tây Nam, gây ra gió phơn tây nam khô nóng thổi xuống dải đồng bằng ven biển vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 đến tháng 7).
- Chắn gió mùa đông Bắc, các khối khí ẩm từ biển vào (do bão, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới), gây mưa lớn ở nhiều địa phương.
=> Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi.
Câu 9
- Sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây: giữa vùng với vùng Đông Bắc mà ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn.
- Tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao: điển hình là những khu vực có địa hình núi cao, như: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào...
- Ngoài ra còn tạo nên kiểu khí hậu thung lũng núi cao phân bố dọc theo các thung lũng sông Hồng, sông Đà.