Câu 1:Nêu trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội
Câu 2: Nêu những quy định của pháp luật về việc phòng ngừa tai nạn vũ khí ,cháy nổ và các chất độc hại
Câu 3:nêu nghĩa vụ của học sinh trong việc tôn trọng,bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng
Câu 4:Thế nào là quyền khiếu nại và tố cáo của công dân
Câu 5:Nêu trách nghiệm của công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại,tố cáo
Câu 6:vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật?
Câu 7:Tính bắt buộc của pháp luật là gì?
Câu 8:Hiến pháp là gì?
Câu 9:Pháp luật có những đặc điểm gì?
Câu 1: Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào các tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương
Câu 2:
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn
Câu 4:
* Quyền khiếu nại: Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình
* Quyền tố cáo: Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Câu 5: Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng
Câu 6: Sử dụng quyền tự do ngông luận phải tuân theo quy định của pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội
Câu 7: Tính bắt buộc của pháp luật :
- Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định
Câu 8:
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật VN. Mọi văn bản pháp luật khác đều được ban hành, xây dựng trên cơ sở các quy định của hiến pháp, ko được trái với hiến pháp
Câu 9: Đặc điểm của pháp luật:
+ Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
+ Tính xác định chặt chẽ : các điều luật được quy định rõ ràng , chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
+ Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế) : Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo , ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.