Câu 2
Trò lố là trò mà làm một việc thừa thải vô tác dụng, và việc này phơi bày ra rõ ràng trước mắt mọi người. Giống như cởi áo cho người xem lưng vậy.
Nếu Varen không đi vấn đáp khuyên hàng cụ Châu thì người ta đâu biết ông ta là người như thế nào? Hãy để ý cách mô tả của Bác về Varen .... Bác không diễn tả tình cảm của mình mà để tự cách ăn mặc đi đứng của Varen nói lên chính con người hắn, hắn đã tự vạch áo cho người ta xem.
Để ý cử chỉ hành động khi Varen "nói chuyện" với Phan Bội Châu. Nếu bạn nói chuyện với bạn gái mà cô ấy không nói tiếng nào, ngoảnh mặt, nhếch mép... Bạn có tiếp tục nói không? .. Thế có lố bịch không chứ khi Varen nói chuyện mà cụ Châu lại nhếch mép cười?? Cuộc "trò chuyện" này vô nghĩa, phản tác dụng. Mục đích của Varen là khuyên hàng còn cụ Châu thì hoàn toàn kiên định không hàn. "Nói chuyện" mà không có tiếng nào của cụ Châu đó chính là cái lố bịch trong câu chuyện.
Câu 1:
+)Giá trị của bài Sống chết mặc bay " : Sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống cơ cực của người dân và cuộc sống sa hoa, sung sướng mặc kệ với cuộc sống tính mạng của nhân dân của bọn cầm quyền mà đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú
+) Giá trị nhân đạo : Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống cơ cực của người dân do thiên tai và sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến mà đứng đầu là tên quan phủ độc ác. ( riêng cái này bạn dựa vào 2 gợi ý để lập nhé đây là thân bài rồi )
2.
I. Mở bài
- Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu đầu tiên của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện ngắn được đăng tải trên báo Nam Phong số 18, tháng 12-1918.
- Truyện kể chuyện một quan phụ mẫu ung dung ăn chơi, bài bạc trong cảnh vỡ đểlàm cho nhân dân trên một vùng rộng lớn chìm đắm trong thảm họa. Tác giả đã lên án thói vô trách nhiệm, bộ mặt vô nhân đạo của bọn quan lại trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Tên quan phụ mẫu được miêu tả bằng những chi tiết rất hiện thực, có giá trị tố cáo sâu sắc.
II. Thân bài
- Sống sang trọng xa hoa:
+ Đi hộ đê mà mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm... trông mà thích mắt.
+ Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn.
- Sống nhàn nhã vương giả:
+ Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu “uy nghi, chễm chệ ngồi” trong đình đèn thắp sáng choang.
+ Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm.
+ Trong lúc trăm họ “gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến” ở trên đê, thì trong đình, quan ngồi trên, nha ngồi dưới, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh...
- Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung:
+ Đê sắp vỡ! “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ!”. Quan lớn ngài ăn, ngài đánh; người hầu, kẻ dạ, kẻ vâng!
+ Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc.
- Sống chết mặc bay:
+ Có người khẽ nói: “dễ có khi đê vỡ”, quan gắt: “mặc kệ!”.
+ Có người nhà quê hốt hoảng chạy vào đình báo “đê vỡ mất rồi!”, quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!...”.
+ Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi vẫn thản nhiên đánh bài.
+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xòe bài, miệng cười: “Ù! Thông tôm chi chi nẩy!... Điếu, mày!”.
- Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ: Cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết: kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn... lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
- Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng nó chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.
III. Kết bài
- Một lối viết ngắn, sắc sảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thế tương phản rất đặc sắc. Câu chuyện đầy kịch tính, thương tâm, giàu giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo.
- Xây dựng thành công nhân vật quan phụ mẫu, mệnh danh là “cha mẹ dân” mà coi tính mạng của dân như rơm rác, “sống chết mặc bay!”. Tên quan phụ mẫu khá điển hình cho sự thối nát của chế độ quan trường thời Pháp thuộc.
- Đâu chỉ có tên quan phụ mẫu thôi nát! Hắn là một trong hàng ngàn hàng vạn bọn quan lại ngày xưa; hắn là sản phẩm, là công cụ đắc lực của chế độ thực dân nửa phong kiến thôi nát.
2.Những trò lố trong nhan đề tác phẩm bao gồm những trò lố lăng của Va-ren trong đoạn trích này: trò lố thứ nhất là Va-ren hứa “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu, trò lố cuối cùng là Va-ren “chăm sóc” Phan Bội Châu tại nhà giam. Cụm từ những trò lố xuất phát từ mục đích muốn trực tiếp vạch trần những hành động lố lăng, bản chất xấu xa, thái độ đáng khinh bỉ, ngôn ngữ “thuyết hàng” lố bịch của Va-ren.
Trò lố là trò mà làm một việc thừa thải vô tác dụng, và việc này phơi bày ra rõ ràng trước mắt mọi người. Giống như cởi áo cho người xem lưng vậy.
Nếu Varen không đi vấn đáp khuyên hàng cụ Châu thì người ta đâu biết ông ta là người như thế nào? Hãy để ý cách mô tả của Bác về Varen .... Bác không diễn tả tình cảm của mình mà để tự cách ăn mặc đi đứng của Varen nói lên chính con người hắn, hắn đã tự vạch áo cho người ta xem.
Để ý cử chỉ hành động khi Varen "nói chuyện" với Phan Bội Châu. Nếu bạn nói chuyện với bạn gái mà cô ấy không nói tiếng nào, ngoảnh mặt, nhếch mép... Bạn có tiếp tục nói không? .. Thế có lố bịch không chứ khi Varen nói chuyện mà cụ Châu lại nhếch mép cười?? Cuộc "trò chuyện" này vô nghĩa, phản tác dụng. Mục đích của Varen là khuyên hàng còn cụ Châu thì hoàn toàn kiên định không hàn. "Nói chuyện" mà không có tiếng nào của cụ Châu đó chính là cái lố bịch trong câu chuyện.