Câu 1:Kể tên các nghề thủ công cổ truyền của nhân dân ta trong thế kỉ I - VI. Nêu những biểu hiện về sự phát triển thương nghiệp nước ta thời kì này
Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:
* Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền phát triển
- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.
- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói,… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ,... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
* Thương nghiệp: phát triển
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng.
- Có thương nhân Trung Quốc, Gia- va, Ấn Độ,… đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên,…
Câu 2: Trình bày diễn biến, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán:
- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.
- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.
- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.
- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.
Câu 2. Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán:
- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.
- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.
- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.
- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.
Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, không cam chịu sống dưới ách đô hộ của nhân dân ta.
- Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta.
- Khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc.
Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:
* Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền phát triển
- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.
- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói,… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ,... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
* Thương nghiệp: phát triển
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng.
- Có thương nhân Trung Quốc, Gia- va, Ấn Độ,… đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên,…