câu 1:hãy biễu diễn các vectơ lực sau:
a) Trọng lực của 1 vật nặng 10kg , tỉ xích 1cm ứng với 20 N.
b)Lực kéo 1 xà lan là 1000N theo phương ngang , chiều từ trái sang phải ,1cm ứng với 500N.
c) Lực tác dụng lên quyển sách nặng 0,5kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang, 1cm ứng với 1N.
d) Lực kéo tác dụng lên điểm đặt là A, phương hợp với phương nằm ngang 1 góc 30 độ, chiều hướng lên trên , độ lớn của lực là 25N(tỉ xích 1cm ứng với 5N)
Câu 2:một ô tô đi từ Hà Nội lúc 8h đến Hải Phòng lúc 10h với vận tốc trung bình là 50km/h.Hỏi quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài bao nhiêu km?
Câu 3: Một xe máy đi đoạn đường đầu dài 4km với vận tốc 36km/h, đoạn đường thứ 2 sài 9km hết 10 phút ,đoạn đường thứ 3 đi với vận tốc bằng 1/2 đoạn đường thứ 2 trong 20 phút .Hỏi vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường là bao nhiêu?
Câu 4 :Xe đạp chuyển động trên đoạn đường dài 7km trong 50 phút.Người ấy nghỉ 15 phút rồi tiếp tục đi tiếp. Xe đạp tiếp tục chuyển dộng với vận tốc 6km/h trong thời gian 40 phút . Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường là bao nhiêu?
Câu 5:Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Tại sao khi lưỡi cuốc bị lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn?
b/ Tại sao khi bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được?
c/ Tại sao ô tô đi trên đất mềm có bùn dễ bị sa lầy?
d/ Tại sao mặt lốp ô tô vận tải phải khía sâu hơn mặt lốp xe đạp?
câu5:
b, Khi mình vẩy mực có nghĩa là đã tác dụng vào bút một lực khiến cho mực di chuyển xuống và khi ngừng vẩy có nghĩa la ko tac dung lực do quán tính mực vẫn di chuyển xuống và xuống ngoi vì thế bút có thể viết đc
a, Vì khi ta gõ đuôi cán xuống đất thì cả cán và đầu búa đều chuyển động theo hướng xuống, nhưng khi cán búa chạm đất, đột ngột dừng lại thì theo quán tính đầu búa vẫn chuyển động xuống và sẽ khít vào cán búa.
Câu 2:
Thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
\(t_1=10h-8h=2\left(h\right)\)
Độ dài quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
\(S=V_1.t_1=50.2=100\left(km\right)\)
Câu 3:
Đổi \(10'=\dfrac{1}{6}h\)
\(20'=\dfrac{1}{3}h\)
Thời gian xe máy đi trong đoạn đường đầu là:
\(t_1=\dfrac{S_1}{V_1}=\dfrac{4}{36}=\dfrac{1}{9}\left(h\right)\)
Vận tốc xe đi trong đoạn đường 2 là:
\(V_2=\dfrac{S_2}{t_2}=\dfrac{9}{\dfrac{1}{6}}=54\)(km/h)
Vận tốc xe đi trong đoạn đường thứ 3 là:
\(V_3=\dfrac{V_2}{2}=\dfrac{54}{2}=27\)(km/h)
Quãng đường thứ 3 dài là:
\(S_3=V_3.t_3=\dfrac{27.1}{3}=9\left(km\right)\)
Vận tốc trung bình của ô tô trong cả 3 đoạn đường là:
\(V_{tb}=\dfrac{S_1+S_2+S_3}{t_1+t_2+t_3}=\dfrac{4+9+9}{\dfrac{1}{9}+\dfrac{1}{6}+\dfrac{1}{3}}=\dfrac{22}{\dfrac{11}{18}}=36\)(km/h)