Sinh học 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Khánh Huyền

Câu 10: Vì sao nói AND là cơ sở vật chất chủ yếu ở mức phân tử của hiện tượng di truyền?

Câu 11: Nêu tó tắt những chức năng cơ bản của AND và NST để chứng minh rằng:

a. AND là cơ sở vật chất DT ở mức phân tử.

b. NST là cơ sở vật chất DT ở mức tế bào.

Thảo Nguyễn
27 tháng 6 2017 lúc 9:26

câu 10

ADN là thành phần chính của NST mà NST là cơ sở vật chất của tính di chuyền ở cấp độ tế bào vì vậy ADN là cơ sở vật chất của tính di chuyền ở cấp độ phân tử . ADN chứa thông tin di chuyền đặc trưng cho mỗi loại bởi số lượng thành phần và trình tự phân bố các nucleotit

ADN có khả năng tự phân đôi đảm bảo cho NST hình thành quá trình nguyên phân giảm phân xảy ra bình thường thông tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử

ADN chứa các gen thực hiện chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã

ADN có khả năng đột biến về cấu trúc: mất , thêm , thay thế nucleotit tạo nên những alen mới

Nhiều bằng chứng đã chứng minh vai trò mang thông tin di truyền của axit nucleic

+ khả năng hấp thụ tia tử ngoại cực đại ở bước sóng 260 mm

+ thí nghiệm biến nạp của F.Griffiht (1928), của O .T.Avery, C.M.Macleod.........(1944) và Fraenket_conrat .Singer(1957)

Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 11:48

10.

ADN là cơ sở vật chất vầ cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử :

– ADN là thành phần chính của nhiễm sắc thể (NST), mà nhiễm sắc htể là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào, vì vậy ADN là cấp độ di truyền ở cấp độ phân tử.

– ADN chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

– ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường, thong tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.

– ADN chứa các gen, mỗi gen thực hiên một chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế dịch mã và phiên mã.

– ADN có khả năng đột biến về cấu trúc: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí các nuclêôtit tạo nên các alen mới.

– Nhiều bằng chứng đã chứng minh vai trò mang thông tin di truyền của axit nuclêôtit:

+ Khả năng hấp thụ tia ngoại tử cực đại ở bước sóng 260 nm.

+ Thí nghiệm biến nạp của F.Griffith (1928), của O.T.Avery, C.M.Macleod…(1994) và Fraenket-Conrat, Singer (1957) đã chứng minh được axit nuclêôtit là vật chất mang thông tin di truyền.


Các câu hỏi tương tự
thu hà
Xem chi tiết
Quốc Tủn
Xem chi tiết
Quốc Tủn
Xem chi tiết
Thị Hoa Hoàng
Xem chi tiết
Thiên bình
Xem chi tiết
Thị Hoa Hoàng
Xem chi tiết
Vũ Hà Phương
Xem chi tiết
Duyên Nguyễn
Xem chi tiết
Duyên Nguyễn
Xem chi tiết