Câu 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử X (Z=17) , Y( Z= 26) và các ion X- , Y2+ ?
Câu 2: Cho hợp chất X được tạo thành từ 2 nguyên tố A và B có công thức phân tử dạng AB2 (A thuộc nhóm VIA), có tổng số proton trong X bằng 18 và có các tính chất sau: X + O2 → Y + Z ; X + Y→ A + Z; X + Cl2 →A + HCl
1. Xác định công thức của X và hoàn thành các phương trình hóa học trên.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho X lần lượt vào các dung dịch sau: dung dịch nước clo; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch FeCl2; dung dịch FeCl3.
Câu 3: Ion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6 .
1. Hãy viết cấu hình electron của X, xác định số electron độc thân trong một nguyên tử X.
2. Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí của X trong bảng HTTH, giải thích.
3. Nêu tính chất hoá học của X, viết phương trình phản ứng minh họa.
4. Khi sục không khí vào một dung dịch chứa hợp chất Y của nguyên tố X thu được đơn chất của nguyên tố X. Hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng.
Câu 4: Nguyên tố X có 3 phân lớp s, số electron trên phân lớp p nhiều hơn phân lớp s là 4.
a) Xác định X, viết cấu hình electron của X và ion tạo ra từ X.
b) X tạo được hợp chất khí với hiđro là hợp chất A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho A lần lượt tác dụng với: dung dịch nước clo; dung dịch FeCl3; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch FeCl2; dung dịch KMnO4/H2SO4.
Câu 5: X và Y là các nguyên tố thuộc nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A có nồng độ 16,8% cần 150 ml dung dịch B nồng độ 1M. Xác định các nguyên tố X và Y ?
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố R ở trạng thái cơ bản có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của R ở trạng thái cơ bản, xác định tên nguyên tố R.
b. Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư sinh ra 0,56 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Toàn bộ lượng khí SO2 trên phản ứng vừa đủ với 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích dung dịch không thay đổi). Viết các phương trình hoá học, tính m và tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố phi kim A có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử thỏa mãn điều kiện: ms= -1/2; n=2 ; l=1; ml= -1
1. Xác định nguyên tố A.
2. A tạo ra các ion BA3 2- và CA3 2- lần lượt có 42 và 32 electron
a. Xác định các nguyên tố B và C.
b. Dung dịch muối của BA3 2- và CA3 2- khi tác dụng với axit clohiđric cho khí D và E.
- Nêu phương pháp hóa học phân biệt D và E.
- D, E có thể kết hợp với O2 không? Tại sao?
Câu 8: Một hợp chất (A) được cấu tạo từ cation M2 và anion X . Trong phân tử MX2 có tổng số proton, nơtron, electron là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X là 21. Tổng số hạt trong cation M2+ nhiều hơn tổng số hạt trong anion X là 27.
- Xác định số proton, nơtron và tên nguyên tố của M và X. - Hãy viết bốn số lượng tử ứng với electron cuối cùng của M và X.
- Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn.
Câu 8: Hoà tan 60,9 gam hỗn hợp hai muối bari của hai halogen vào nước rồi cho tác dụng vừa đủ với dung dịch K2SO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 58,25 gam kết tủa và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai muối khan.
- Xác định khối lượng hai muối khan.
- Biết rằng halogen ở hai chu kì liên tiếp. Xác định hai halogen này và tính phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp đầu.
Câu 9. Hoà tan m g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm vào 200 ml nước được dung dịch 215.8 g dung dịchY và 6,72lít khí H2 ở đktc. Để trung hoà dung dịch Y cần dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl (tỉ lệ mol 1 : 2).
a. Tìm hai kim loại kiềm.
b. Tính Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng