Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Benio Adashino

Câu 1 : Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII , kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển hơn Đàng Ngoài ?

Câu 2 : Trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của văn học dân gian và các loại hình nghệ thuật thế kỷ XVII-XVIII ?

Câu 3 : Vì sao nói tính chất cuộc chiến tranh phong kiến là chiến tranh phi nghĩa ? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về chiến tranh ( 3-5 câu ).

Câu 4 : So sánh sự giống và khác nhau giữa pháp luật thời Lý-Trần và thời Lê sơ ?

Câu 5 : Tại sao Nguyễn Huệ lại lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc ? Hãy đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ?

Câu 6 : Trình bày tóm tắt cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu 1789 ? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu ?

Trần Quảng Hà
17 tháng 4 2017 lúc 19:24

Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển hơn Đàng Ngoài?

Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển hơn Đàng Ngoài vì:

- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Chúa Nguyễn ra sức xây dựng cát cứ, tổ chức di dân, khuyến khích khai hoang.

- Cung cấp nông cụ, lương ăn.

- Lập làng, ấp mới.

- Năm 1698, cho đặt phủ Gia Định.

=> Nông nghiệp phát triển, năng suất tăng.

Quang Nhân
15 tháng 4 2017 lúc 14:54

Câu 1 :Nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ

Câu 2:

Quang Nhân
15 tháng 4 2017 lúc 14:59

Câu 2: Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.


Các câu hỏi tương tự
Người Vô Hình
Xem chi tiết
Mề ta nì su ề
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Na Lê
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Makoto Konno
Xem chi tiết
Nhung
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết