Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Minh Ngọc

Câu 1

Trong các câu tục ngữ em đã học,em thích nhất câu tục ngữ nào? Viết 1 đoạn văn lý giải vì sao em thích

Câu 2

a,Tìm các câu tục ngữ về việc học

b,Tìm các câu tục ngữ về đức tính cần kiệm (cần cù, tiết kiệm )

Nguyễn Hải Đăng
18 tháng 1 2018 lúc 20:19

2 a TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.

b - Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phong khi túng lỡ không phiền lụy ai
- Năng nhặt chặt bị
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
- Kến tha lâu cũng đầy tổ
- Tích tiểu thành đại
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
- Ăn chắc ,mặc bền
- Ăn phải dành. có phải kiệm

Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 20:13

1.Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói,học gói, học mở”
Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.

Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của đời sống xã hội. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá ẩm thực, mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục - ăn hùng hục, ăn lấy được, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt ẩm thực, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo, trí thức, thứ bộ trưởng...

vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức (vốn sống, vốn hiểu biết). Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng (vấn đề thẩm mỹ). Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, ta quen gọi là “bàn tay vàng”, nhưng lại có những người rất vụng về.

Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát, khéo léo, có con mắt nghệ thuậtmới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.
Câu nói của dân gian có tác dụng răn dạy, giáo dục con người.

Công chúa ánh dương
18 tháng 1 2018 lúc 20:15

Câu 2:

a) Các câu tục ngữ về việc học:

- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.

b) Tiết kiệm

- Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phong khi túng lỡ không phiền lụy ai
- Năng nhặt chặt bị
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
- Kến tha lâu cũng đầy tổ
- Tích tiểu thành đại
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
- Ăn chắc ,mặc bền
- Ăn phải dành. có phải kiệm
góp gió thành bão
của bền tại người
khi lành để dành khi đau
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
- Năng nhặt - chặt túi
- Ăn giả làm thật
- Con nhà Lính , tính nhà quan
- Đàn ông rộng miệng thì Sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà
Một miếng khi đói, bằng một gói khi no
Tích cốc phòng cơ , tích y phòng hành

Cần cù

- Có chí thì nên
- Hữu chí cánh thành.( nghĩa như câu trên )
- Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
- Mưu cao chẳng bằng chí dày.
- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
- Ai đội đá mà sống ở đời.
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
- Có cứng mới đứng được đầu gió.
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
- Mảng lo khó, bó không chặt.
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
- Kiến tha lâu đầy tổ.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
CA DAO:
- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
- Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Hãy cho bền chí câu cua,
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
- Người đời ai khỏi gian nan
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
- Có bột mới gột nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
- Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
- Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
- Non cao cũng có đường trèo
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.

Nguyễn Hải Đăng
18 tháng 1 2018 lúc 20:17

1 a đoàn kết là sức mạnh

Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngò Quyền trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên… đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu trước kia dân tộc ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ oai hùng với gần trăm năm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì một cuộc chiến khác gay go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân tộc ta – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này, cả ba miền đất nước, trẻ, già, gái, trai… cùng nhau góp sức chung vai gánh vác. Môi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng… coi như anh em một nhà, đoàn kết, siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đoàn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc bằng một thắng lợi vô cùng vẻ vang, thống nhất đất nước.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trường Phong
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Thái Hà
Xem chi tiết
Hợp Lê
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Thái Hà
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Anh
Xem chi tiết
Alice Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
Xem chi tiết