Câu 1;
- Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá).
- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.
- Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề.
- Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
Câu 2:
* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.
- Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
Tham khảo!
1.
Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá).
- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
- Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.
- Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề.
- Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2- 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
2.
* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.
- Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
3.
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
4.
Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
- Nhà nước sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Câu 1:Khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt cùng với sự thành lập nhà Hậu Lê.
Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Nghĩa quân bắt đầu giành thế thượng phong khi Lê Lợi ghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Minh và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng. Ở giai đoạn cuối, sau khi tích lũy được lực lượng, quân Lam Sơn lần lượt chuyển đại quân ra Bắc, thực hiện chiến lược cơ động, buộc quân Minh phải co cụm để giữ các thành trì quan trọng. Đặc biệt với chiến thắng quyết định trong trận Tốt Động – Chúc Động, quân Lam Sơn giành được thế chủ động trên chiến trường và sự ủng hộ của dân chúng vốn khiếp sợ trước uy thế của quân Minh trước đó. Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tát lực lượng viện quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh trên đất Việt cũ là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Bình Định vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.
Câu2 :Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.
- Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
Câu 3:Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Câu 4:Nhận xét:
- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.
- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”
Chúc bạn học tốt!