Các môi trường địa lý

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn tuấn hưng

Câu 1: Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới? Tại sao lại có sự phân bố như vậy?

Câu 2: Trên thế giới có mấy chủng tộc chính? Trình bày đặc điểm hình thái bên ngoài của từng chủng tộc?

Câu 3: Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 7, em hãy cho biết đới nóng có mấy kiểu môi trường? Kể tên? Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào? Trình bày đặc điểm khí hậu môi trường đó?

Câu 4: So sánh đặc điểm khí hậu môi trường ôn đới lục địa và ôn đới hải dương thuộc đới ôn hòa?

Câu 5: Em hãy cho biết động và thực vật của môi trường hoang mạc đã thích nghi với sự khắc nghiệt của khí hậu bằng cách nào?

Câu 6: Trình bày hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của đới lạnh?

Câu 7: Tại sao dãy Himalaya thuộc đới nóng nhưng lại có băng tuyết bao phủ quanh năm?

Câu 8. Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của môi trường vùng núi?

nguyễn tuấn hưng
1 tháng 12 2019 lúc 20:56

giúp mình với , mình đang cần gấp để ôn thi

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
1 tháng 12 2019 lúc 21:00

Câu 6:

* HĐKT cổ truyền của con người ở đới lạnh :

- Chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá

- Săn thú có lông quý

* HĐKT hiện đại của con người ở đới lạnh :

- Khai thác các nguồn lợi từ động vật bên bờ : cá voi, hải cẩu ...

- Khai thác các loại khoáng sản tự nhiên : đồng, kẽm, kim cương, mỏ dầu

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
1 tháng 12 2019 lúc 21:02

Câu 1:

Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ sao cho phù hợp với các điều kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội. Để thể hiện tình hình phân bố dân cư của một khu vực người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số. Tức là số dân cư trú sinh sống trên một đơn vị diện tích thường là km2. Đơn vị tính mật độ dân số là người/km2.

Ở nhiều nước, do quá trình phát triển công nghiệp ồ ạt và cùng với nó là quá trình đô thị hóa, dân cư ngày càng lập trung vào một số trung tâm công nghiệp và vào các thành phố lớn. Tại đây, nhân dân lao động thường phải sống chen chúc trong những khu chật hẹp, thiếu tiện nghi và môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Trong khi ấy, ở các vùng nông nghiệp dân cư ngày càng thưa thớt. Ngược lại, một số nước khác đã chú trọng hơn đến việc phân bổ dân cư có kế hoạch. Số dân thành thị tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, dân cư còn được phân bố lại ở các vùng thưa dân nhưng giàu tiềm năng nhằm tạo điều kiện khai thác tốt các nguồn tài nguyên, tận dụng và điều hòa nguồn lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
1 tháng 12 2019 lúc 21:04

Câu 4:

Hỏi đáp Địa lý

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
1 tháng 12 2019 lúc 21:04

Câu 8:

ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.


Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
1 tháng 12 2019 lúc 21:09

Câu 7:

Vì có địa hình cao 8.848m mà cứ lên cao 100m giảm 0.6 độ C nên lên đến đỉnh núi thì nhiệt độ đã giảm xuống khoảng 0oC. =>Có băng tuyết bao phủ quanh năm.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
gai le
Xem chi tiết
gai le
Xem chi tiết
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết
Ngô Văn Xương
Xem chi tiết
Skura Chan
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Bích Ly
Xem chi tiết
Đặng Quán Nghi
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Minh Trí Trương
Xem chi tiết