Sư phân hóa lãnh thổ

Vũ Duy

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng ĐBSH và vùng Bắc Trung Bộ
Câu 2: Cho biêt tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở ĐBSH ? ĐBSH có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực ?
Câu 3: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ
Câu 4: Phân tích những tiềm năng kinh tế biển của Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
*******

Ngố ngây ngô
28 tháng 11 2018 lúc 9:03

Câu 1: đặc điểm dân cư xã hội của vùng Bắc Trung Bộ:

-Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. phân bố dân cư và hoạt đọng kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây

-mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước

Vương Thảo Ly
29 tháng 11 2018 lúc 21:37

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng ĐBSH và vùng Bắc Trung Bộ

* ĐBSH: - Dân cư đông đúc nhất nước. Mật độ dan số cao nhất 1.179 người/ km2

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp : 1,1%

- Trình độ phát triển dân cư xã hội cao

- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện

- Hệ thống đê điều là nét văn hóa độc đáo của Việt Nam

- Có nhiều đô thị hình thành lâu đời

- Khó khăn do dân số đông, kinh tế chuyển dịch chậm

* Bắc Trung Bộ :

Số dân 17,5 triệu người chiếm 22% nam 2002. Là vùng có dân cư đông đúc nhất nước ta Mật độ dân số cao nhất cả nước.
Câu 2:

+ Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

- Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia .

- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng (lúa gạo), mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (phụ phẩm từ lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…).
+ Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:
* Thuận lợi:

- Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậuvà nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

- Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

* Khó khăn:

- Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, bị thoái hóa.

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người).

- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.

- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, ..).
Câu 3 :

- Lúa: năng suất ở mức thấp; tập trung chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh...

- Một số cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng,...) được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha duyên hải.

- Trâu, bò đàn được nuôi ở vùng gò đồi phía tây. Vùng ven biển phía đông phát triển rộng rãi nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

- Chương trình trồng rừng trọng điểm, xây dựng hồ chứa nước đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp.
Câu 4:

Ngư nghiệp:

– Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, năm 2005 vùng chiếm gần 1/5 sản lượng của cả nước.

– Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.

– Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.

– Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu về : cá, tôm, mực …

Du lịch:

– Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.

Dịch vụ hàng hải:

– Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.

Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:

– Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).

– Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).


Các câu hỏi tương tự
Thủy Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Hằng Bùi
Xem chi tiết
Thủy Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Hằng Bùi
Xem chi tiết
manh vu
Xem chi tiết
Duy
Xem chi tiết
Vu Thanhh Dat
Xem chi tiết
Lê Vương Quỳnh Như
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết