Chương 6. Ngành Động vật có xương sống

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ari Amy

Câu 1: Trình bày cấu tạo cơ quan hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của thú.

Câu 2: Đặc điểm nào của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự tiến hóa hơn các động vật có xương sống đã học.

Câu 3: Hiện tượng thai sinh là gì? so sánh để thấy được ưu điểm của hiện tượng thai sinh với hiện tượng đẻ trứng.

Câu 4: Trình bày cấu tạo bộ răng của thú gặm nhấm và thú ăn thịt.

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào của chuột chúi thích nghi với hiện tượng đào bới.

Bình Trần Thị
25 tháng 3 2017 lúc 12:14

1.Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn và hô hấp là tim và phổi được bảo vệ trong khoang ngực.
Hệ tuần hoàn gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn . Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đồi chất mạnh ờ thú. Thú là động vật hằng nhiệt.

Hệ hô hấp gồm khí quàn, phế quản và phổi.
Phổi lớn gồm nhiều túi phối (phê nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.
Sự thông khí ờ phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
25 tháng 3 2017 lúc 12:20

Câu 3: Hiện tượng thai sinh là gì? so sánh để thấy được ưu điểm của hiện tượng thai sinh với hiện tượng đẻ trứng.

- Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai

- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
- Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượg thức ăn tự nhiên.

Bình Trần Thị
25 tháng 3 2017 lúc 12:15

2.những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học:
- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
25 tháng 3 2017 lúc 12:16

-Bộ ăn sâu bọ:

+Mõm kéo dài thành vòi nhắn có thể cữ động.Răng cửa, nanh, hàm nhọn

+Chi trước ngắn, bàn chân rộng, ngón chân có vuốt khỏe để đào hang hay phát hiện mồi

+Có tuyến hôi giúp con đực và cái gặp nhau trong mùa sinh sản

+Bán cầu não nhẵn và nhỏ

+Ăn sâu bọ nên có ích cho nông nghiệp

-Bộ gặm nhấm:

+Bộ răng cửa lớn nhọn, sắc; thiếu răng nanh;hàm răng mấu nhọn để nghiền thức ăn nên thík nghi với chế độ gặm nhấm

+Ăn tạp nhưng chủ yếu vẫn là Thực vật

+Sống trên đất(hang) hay trên cây

-Bộ ăn thịt:

+ Có răng nanh và chi thích nghi với chế độ ăn thịt; răng cửa ngắn nhưng sắc để róc xương; răng nanh nhọn, lớn, dài để xé mồi; răng hàm lớn hẹp có các mấu nhọn để nghiền thức ăn.

+Chi to khỏe dưới bàn chân có lớp đệm dày bằng thịt nên bước đi êm, các ngón có vuốt cong sắc

+Cách săn mồi bằng: rình vồ mồi; rượt đuổi

Trần Nguyễn Bảo Quyên
25 tháng 3 2017 lúc 12:17

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào của chuột chúi thích nghi với hiện tượng đào bới.

- Chi trước to khoẻ, móng sắc để đào hang.

- Có răng sắc, phù hợp với việc đào bắt giun, côn trùng trong lòng đất.

- Thị lực yếu: vì trong hang rất tối nên mắt ko phát huy tác dụng và bị thoái hoá.

- Thính giác cũng kém phát triển vì ko cần thiết.

- Khứu giác, xúc giác đặc biệt nhạy bén để phát hiện thức ăn và nhận biết dấu hiệu của đồng loại.

- Sử dụng mùi phân và nước tiểu làm công cụ thông tin.

Bình Trần Thị
25 tháng 3 2017 lúc 12:17

3.Thai sinh là hiện tượng động vật mang thai (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai) và đẻ con.

so sánh :

_ Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
_ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
_ Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượg thức ăn tự nhiên.

Bình Trần Thị
25 tháng 3 2017 lúc 12:19

4.- Bộ thú Gặm nhâm: răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ thú Ăn thịt: răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.

Bình Trần Thị
25 tháng 3 2017 lúc 12:20

5.- Có chi trước ngắn, hàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.
- Thị giác kém phát triển, nhưng khứu giác rất phát triển, đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm.

Phương Thảo Nguyễn
25 tháng 3 2017 lúc 13:04
-Hệ tiêu hóa chim có đặc điểm độc nhất, với bộ phận diều để lưu trữ thức ăn và mề, chứa các hòn đá được chim nuốt, có khả năng nghiền thức ăn thay thế cho bộ răng chúng không có. Nhiều loài chim thích nghi cao với việc tiêu hóa nhanh giúp cho hoạt động bay. Một số loài chim cũng thích nghi bằng cách sử dụng protein từ nhiều bộ phận của cơ thể. để cung cấp thêm năng lượng trong quá trình di trú.
-Chim có một trong những hệ hô hấp phức tạp nhất của tất cả các loài động vật. Bên cạnh phổi, chim còn có 9 túi khí, là các vi khí quản xuyên qua phổi tạo thành, dung tích hơn phổi nhiều lần, có vai trò chứa khí để hô hấp cũng như làm nhẹ cơ thể và điều hòa thân nhiệt. Lúc chim hít vào, 75% lượng không khí sạch không đi qua phổi mà tới trực tiếp các túi khí sau để sau đó lấp đầy các khoang trong xương. 25% lượng khí còn lại đi trực tiếp vào phổi. Khi chim thở ra, những luồng khí đã được sử dụng đi ra ngoài phổi và những khí sạch chứa trong xương cùng lúc đó lại đi vào phổi. Theo cách đó, phổi của chúng luôn được duy trì cung cấp không khí sạch trong cả khi thở ra và hít vào. Cơ quan tạo âm thanh của chim là minh quản (syrinx), một khoang cơ với một số màng nhĩ, đặt ở vị trí điểm cuối của khí quản, nơi khí quản phân thành hai phế quản.

Tim chim có bốn ngăn, cung động mạch chủ phải tham gia vào vòng tuần hoàn lớn (không giống như động vật có vú là cung động mạch chủ trái). Tĩnh mạch chủ dưới nhận máu từ các chi thông qua một hệ gánh thận. Tim chim đập nhanh và nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Ở gà, tim đập khoảng 250 lần/phút, ở sơn tước đầu đen khi ngủ là 500 lần, khi hoạt động lên tới 1000 lần/phút, riêng với loài chim ruồi ức đỏ (Archilochus colubris), tim mỗi phút có thể đập 1200 lần (20 lần/giây). Điều này giúp cho máu chim lưu thông nhanh, giúp vận chuyển nhanh ôxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan, cung cấp kịp thời năng lượng để bay và duy trì hoạt động mức độ cao. Bên cạnh đó, hồng cầu chim có nhân (khác với các loài thú), nhiều và lồi hai mặt, hemoglobin liên kết với ôxy và cacbonic yếu nên việc giải phóng các khí này diễn ra nhanh trong máu. Đây là lý do vì sao chim có thân nhiệt cao, vào khoảng từ 38-45,5*C, tuỳ mỗi loài.
Nguyễn Thị Nhã Doanh
26 tháng 3 2017 lúc 8:05

2. - Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.


4.
- Bộ Gặm nhâm: răng cứa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ Ăn thịt: răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.


5.
- Có chi trước ngắn, hàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.
- Thị giác kém phát triển, nhưng khứu giác rất phát triển, đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm.

L҉Ê G҉I҉A҉ H҉ÀO҉
3 tháng 5 2019 lúc 15:14

:v


Các câu hỏi tương tự
Thanh Nhàn Trần
Xem chi tiết
Linh Đặng
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Như Ý
Xem chi tiết
haizzz!!
Xem chi tiết
Huỳnh Trà Bảo Ny
Xem chi tiết
Jako Yêu
Xem chi tiết
Hà Đức Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Tojidofucuto Ridomotoji
Xem chi tiết