Ôn tập học kì II

Trần Thị Thúy Diễm

Câu 1: Trình bày các đặc điểm cấu tạo của cây thông.

Câu 2: Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng, phong phú như ngày nay?

Câu 3: Phân biệt cây hạt trần với cây hạt kín. Trong đó đặc điểm nào là quan trọng nhất?

Câu 4: Dùng những dấu hiệu bên ngoài để phân biệt cây thuộc lớp 1 lá mầm với cây thuộc lớp 2 lá mầm

Câu 5: Thế nào là phân loại thực vật?

Câu 6: Trình bày các giai đoạn phát triển của giới thực vật

Câu 7: Nêu những biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Câu 8: Vi khuẩn phân bố ở đâu?

Câu 9: Vi rút có cấu tạo, hình dạng, đời sống như thế nào?

Câu 10: Tảo và nấm có gì giống và khác nhau?

Câu 11: Tại sao vùng bờ biển người ta thường trồng rừng ở phía ngoài đê?

Câu 12: Những nguyên nhân nào làm cho sự đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm súc?

Câu 13: Vi khuẩn có những vai trò gì trong nông nghiệp và công nghiệp?

Câu 14: Địa y có những vai trò gì trong tự nhiên?

Câu 15: Giải thích tại sao thứ ăn lại bị ô thiu? Cách khắc phục

Câu 16: Thế nào là vi khuẩn hoại sinh, kí sinh?

Câu 17: Thế nào là địa y? Kể tên các dạng địa y

Câu 18: Vi khuẩn có hình dạng, cấu tạo, kích thước như thế nào?

Câu 19: Thực vật có những vai trò gì đối với đời sống con người?

Câu 20: Nấm có những đặc điểm gì giống với vi khuẩn?

GIÚP MK VỚI NHA! MÌNH ĐANG CẦN GẤP !!!!

Vương Nguyên
22 tháng 4 2018 lúc 20:31

Câu 2:

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.
Câu 3:
Hạt trần
- Cơ quan sinh sản là nón.
- Cơ quan sinh dưỡng không đa dạng.
- Hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
- Không có hoa
Hạt kín
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả hạt.
- Cơ quan sinh dưỡng khá đa hạng.
- Hạt nằm trong quả.
- Có hoa.
=> Đặc điểm quan trọng và nổi nhất để phân biệt đó là có hoa, quả hạt và hạt nằm trong quả ở cây hạt kín.
Câu 4:

Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song

+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm, Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng



Bình luận (0)
Thời Sênh
22 tháng 4 2018 lúc 20:58

Câu 1

Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt mầm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoa và quả.

Câu 2

Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt mầm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoa và quả.

Câu 3

Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm phân biệt là:
+ Cơ quan sinh dưỡng:
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
+ Cơ quan sinh sản:
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.

Câu 4

+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song

+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm, Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng

Câu 5

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...

Câu 7

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Câu 8

Vi khuẩn phân bố : mặt đất, nước, không khí,....

Câu 9

Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu. hình phẩy, hình xoắn...

* Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

Câu 10

+ Giống nhau:

- Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

- Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

- Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

+ Khác nhau: Khác nhau giữa nấm và tảo

Nấm

Tảo

- Sông ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.

- Sống trong môi trường nước.

- Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.

-Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.

- Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh.

- Sống tự dưỡng

Bình luận (2)
Thời Sênh
22 tháng 4 2018 lúc 21:09

Câu 11 Trồng cây để ngăn cản gió bão, chống xói lở đê

Câu 12 Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.

Câu 13

+ Trong nông nghiệp

Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.

+ Trong công nghiệp

Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

Câu 14

- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.

- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.

- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

CÂU 15

+ Thức ăn: rau, quả, thịt, cá ... để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu
+ Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quản thực phẩm như phơi khô, làm lạnh, ướp muối, ..

Câu 16

Vi khuẩn kí Sinh : là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.

Vi khuẩn hoại sinh : là Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).

Câu 17

Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

Câu 18

Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu. hình phẩy, hình xoắn...

* Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi. Tế bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

Câu 19

- Cung cấp gỗ dùng trong xây dựng và các ngan hành công nghiệp .

- Cung cấp thức ăn , lương thực cho con người .

- Làm thuốc , làm cảnh , trang trí , làm dược liệu .

- Cung cấp khí O2 .

- Điều hoà không khí giúp cho sự sống của tất cả sinh vật Câu 20

- Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.

- Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

Oa mệt quá

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hồ Ngọc Thiên Trúc
Xem chi tiết
ARMY 2k7
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Hiếu Lớp 6/4
Xem chi tiết
Duy
Xem chi tiết
Maria
Xem chi tiết
Thảo Vi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo My
Xem chi tiết
Đô Nguyễn
Xem chi tiết
Stella Luu
Xem chi tiết