Ôn tập học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Stella Luu

Trả lời câu hỏi:

I/Trắc nghiệm

1.Đặc điểm của cây hạt trần

2.Phân biệt cây hạt trần và cât hạt kín

3.Đặc điểm của cây dương xỉ

4.Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm

5.Các bậc phân loại

6.Thực vật điều hòa khí hậu

7.Thực vâth bảo về đất và nguồn nước

8.Vai trò của thực vật

9.Chuỗi thức ăn

10.Dinh dưỡng vi khuẩn

11.Vai trò của vi khuẩn

12.Cấu tạo của nấm rơm

II/ Tự luận

1.Vai trò của thực vật đối vơus động vật và đời sống con người

2.Bảo vệ sự đa dạng thực vật

Nguyễn Thảo My
24 tháng 4 2018 lúc 20:24

Trả lời câu hỏi:

I/Trắc nghiệm

1.Đặc điểm của cây hạt trần :

Cây thóng

Cây thông thuộc Hạt trần

– Thân gỗ phân nhánh nhiều tạo thành tán cây.

– Lá đa dạng.

– Có mạch dẫn.

– Sinh sản bằng hạt

– Cơ quan sinh sản là nón

+ Nón đực : mang các túi phấn chứa nhiều hạt phấn.

+ Nón cái : mang các lá noãn, noãn nằm trên lá noãn hở.

– Sau thụ tinh noãn phát triển thành hạt (hạt trần)

– Chưa có hoa. quả.

=>Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài, giửa trục nón và vẩy noãn.

2.Phân biệt cây hạt trần và cât hạt kín :

Hạt kín Hạt trần

- Rễ thân, lá thật; rất đa dạng.

- Rễ, thân, lá thật.

- Có mạch dẫn hoàn thiện. - Có mạch dẫn .
- Có hoa : Cơ quan sinh sản là hoa quả. - Chưa có hoa, quả. Cơ quan sinh sản là nón.
- Hạt nằm trong quả. - Hạt nằm trên lá noãn hở.

3.Đặc điểm của cây dương xỉ :
- Có lá non cuộn tròn.
- Sinh sản bằng bào tử
- Túi bào tử thường tập trung thành đốm nằm ở mặt dưới của lá.

(Cây dương sỉ có lá màu xanh, thường mọc ở vùng khô cằn thường ở núi đá, núi đất,...
Cây thuộc loại cây bụi, có tàu lá và trên tàu lá có nhiều lá nhỏ, Khi tàu lá còn non nó cuốn lại như cái vòi voi, và khi tàu lá trưởng thành nó được duỗi ra và đây là cách nhận biết dễ nhất so với các loại cây khác,..)

4.Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm :

Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm

- Kiểu rễ

- Kiểu gân lá

- Số cánh hoa

- Số lá mầm của phôi trong hạt.

- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong....

- Rễ cọc

- Gân hình mạng

- 5 hoặc 4 cánh hoa hoặc bội số của 5 hoặc 4

- 2 lá mầm

- 2 lá mầm

- Rễ chùm

- Gân hình song song, hình cung.

- 3 hoặc 6 cánh hoa

- 1 lá mầm

- Phôi nhũ

Cây một lá mầm: VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...

Cây hai lá mầm: VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...

5.Các bậc phân loại :

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...

6.Thực vật điều hòa khí hậu :

Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và Nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.

Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.

7.Thực vật bảo về đất và nguồn nước :

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

8.Vai trò của thực vật :

Đối với thiên nhiên

+ Điều hòa khí hậu

+ giảm ô nhiễm môi trường

+Chống xói mòn đất

+Chống lũ lụt

+cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật

+Cân bằng lượng khí cacbonic và Ôxi

Đối với con người

+ Giảm hàm lượng các khí nhà kính

+ Giảm tác động của biến đổi khí hậu

+Nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho người

+Cung cấp oxi

+Tạo bóng mát

+Làm cảnh

+Cung cấp gỗ

+Làm đồ gia dụng(bàn ,ghế,...)

+Làm thuốc chữa bệnh

+Gỗ cây dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp.

9. Chuỗi thức ăn

Thức ăn của chuột) (Động vật ăn thịt chuột)

Lúa -> Chuột -> Rán

Tương tự:

Sâu ăn lá —» Bọ ngựa —» Rắn

Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa

Rau muống -» Lợn —> Người

Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

10.Dinh dưỡng vi khuẩn

Dinh dưỡng của vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều cách dinh dưỡng khác nhau, một số vi khuẩn có thể chế tạo chất hữu cơ để sống đó là vi khuẩn tự dưỡng. Phần lớn vi khuẩn sống nhờ vào chất, hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

Thế nào là vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn hoại sinh ?

Vi khuẩn kí Sinh : là vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.

Vi khuẩn hoại sinh : là Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn (xác động thực vật...).

11.Vai trò của vi khuẩn

Trong thiên nhiên :

- Xác động vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành các vô cơ. Các chất này được cây xanh sử dụng để chế tạo thành hữu cơ nuôi sống cơ thể

Trong

+ Trong nông nghiệp

Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật.

+ Trong công nghiệp

Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

- - Vi khuẩn lên men có thể dùng làm sữa chua, muối dưa, cà ...

- Trong công nghệ sinh học: sản xuất protein, vitamin, làm mì chính, làm sạch nước ...

12.Cấu tạo của nấm rơm

Hình dạng và cấu tạo của nấm rơm:

- Hình dạng:

+ Mũ nấm.

+ Các phiến mỏng.

+ Cuống nấm.

+ Các sợi nấm.

- Cấu tạo:

+ Gồm 2 phần:

Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng. Phần mũ nấm là cơ quan sinh sản.

II/ Tự luận

1.Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người

- TV cung cấp oxi cho quá trình trao đổi khí của động vật và con người

- TV còn là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật , kể cả con người

- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số loài động vật( đặc biệt là chim)

- Tv đc chế làm thuốc chữa bệnh cho con người

- TV cho con người gỗ để sinh hoạt , sản xuất

- TV ngăn cản gió , bão , ....

- TV đc làm cảnh , mua vui , tạo thu nhập cho con người

2.Bảo vệ sự đa dạng thực vật :

Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Do: nhiều cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi - tính đa dạng suy giảm.

Nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam.

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.


Các câu hỏi tương tự
Hồ Ngọc Thiên Trúc
Xem chi tiết
ARMY 2k7
Xem chi tiết
Tú Hà Thạch Thanh
Xem chi tiết
Thảo Vi
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệu Liên
Xem chi tiết
Thái Thùy Dương
Xem chi tiết