Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người?
Câu 2: Qua bài thực hành mổ và quan sát giun đất em hãy trình bày các bước xữ lý mẫu và mổ giun đất?
Câu 3: Nêu tên và cách đi chuyển của một số động vật nguyên sinh mà em đã học? Động vật nguyên sinh có vai trò gì?
Câu 4: Hãy nêu cách đi chuyễn của sứa trong nước? Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong dinh sản vô tính mọc trồi là gì?
Giúp mình với😊
Mình mới học tới bài 18 à.
1.BP:
+Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua tiệt trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn.
+Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (nhà xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..).
+Phòng chông giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phái quan tâm thực hiện.
2.Bộ dụng cụ thực hành gồm: khay mổ, bàn gim, kim gim, dao , kéo, panh, kim nhọn, kim mũi mác.
- Rửa sạch đất và làm giun chết trong hơi ê te hay cồn loãng trước khi quan sát cấu tạo ngoài và mổ giun.
- Khi gim gium vào bàn gim, cần gim chếch mũi gim 45 độ để khi mổ không bị vướng và dễ quan sát.
- Mổ mặt lưng và quan sát trong môi trường ngập nước.( đối với động vật không xương sống)
Xử lí mẫu: rửa sạch đất và làm chết giun
Quan sát cấu tạo ngoài:
- Xác định đầu đuôi, mặt lưng mặt bụng
- Xác định các vòng tơ ở mỗi đốt.
- Xác định đai sinh dục và các lỗ sinh dục.
Quan sát cấu tạo trong.
- Xác định và chỉ ra được hệ tiêu hóa và hệ sinh dục.
- Gỡ bỏ ống tiêu hóa và hệ sinh dục để quan sát và chỉ ra được hệ thần kinh.
Cách mổ:
Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim.
Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.
Bước 3: Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể về phía đầu.
Câu 3:
+ Trùng roi: di chuyển nhờ roi
+ Trùng giày: di chuyển nhờ lông bơi
+ Trùng biến hình: di chuyển nhờ chân giả
- Vai trò của ĐVNS
+ làm thức ăn cho các động vật nhỏ (giáp xác nhỏ) dưới nước: trùng roi, trùng giày ...
+ Có vai trò trong nghiên cứu địa chất: trùng lỗ
+ Gây bệnh cho người và ĐV: trùng kiết lị và trùng sốt rét
Câu 4:
+ Di chuyển của sứa: nhờ co bóp dù
+ Sinh sản mọc chồi ở thủy tức: cá thể con tách rời khỏi cơ thể mẹ
+ Sinh sản mọc chồi ở san hô: cá thể con ko tách ra khỏi cơ mẹ tạo thành tập đoàn san hô.
Em có thể truy cập trang sinhhoc hoc24 theo link dưới để tham khảo các video bài giảng của môn sinh 7 nha! Chúc em học tập tốt!
https://www.youtube.com/channel/UCh8lATpGVC8NKQYqWRc-XhQ/featured?view_as=subscriber