Câu 1 :Tóm tắt văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " trong 5 câu.
Câu 2 : Em hãy lập dàn bài và viết phần mở bài cho đề văn sau đây :
Nhân dân ta khuyên nhau :
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu như thế nào về câu ca dao trên ? Hãy lấy ví dụ để chứng minh
p/s : Ko copy mạng nhé
Mik cần gấp . Phản hồi sớm !!
Nếu muốn tham khảo!
Câu 1
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước đó dâng trào mãnh liệt và sôi nổi khi có giặc xâm lược. Tinh thần yêu nước được thể hiện hào hùng qua những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước bởi tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, mọi nghề nghiệp, tuổi tác,.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy. Đó là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam.
Câu 2
Dàn bài:
I/Mở bài:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/Thân bài:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
"Nhiễu" là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. "Điều" là màu đỏ. "Nhiễu điều" là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. "Giá gương" là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên…
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao muốn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau…
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã được nhân dân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm…
- Mọi người tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"…
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt…
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến nào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Mở bài:
Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình bằng hữu. Xem bạn bè như người thân trong nhà yêu thương, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Đó là đạo đức, là tình cảm thật đáng quý. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống hòa thuận. Một trong những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người chung một nước phải thương nhau cùng."