Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
HT Thanh Tuyền

câu 1: tổ chức bộ máy nhà nước thời lý như thế nào?

- nhận xét so với bộ máy nhà nước tiền lê

câu 2: tổ chức bộ máy nhà nc

- giải thích tại sao ngô quyền bỏ chức tiết đô sứ

câu 3 em hãy trình bày giáo dục văn hóa thời lý

a)giáo dục

b) văn hóa:(bỏ kiến trúc)

câu4: em hãy viết bài thơ thần của lý thường kiệt(và giải thích ngắn gọn bài thơ đó)

câu5: nhận xét đinh bộ lĩnh(đánh giá về công lao của đinh bộ lĩnh)

+ tiểu sử đinh bộ lĩnh

câu6: nhà lý ra đời trong hoàn cảnh nào

(lịch sử 7)

👁💧👄💧👁
23 tháng 10 2019 lúc 21:51

Câu 1:

Bộ mày nhà nước thời Lý:

+ Trung ương:

Vua Quan văn Quan võ

+ Địa phương:

Lộ, phủ (tri châu, tri phủ) Huyện Hương, xã

⇒ Nhìn chung, bộ máy nhà nước đã có sự củng cố chặt chẽ hơn so với nhà Tiền Lê

Câu 2:

Bộ máy nhà nước thời Ngô (trung ương):

Vua Quan văn Quan võ Thứ sử

Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ để chứng tỏ rằng nước ta đã độc lập, ngang hàng với phương Bắc.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
23 tháng 10 2019 lúc 21:58

Câu 3:

* Giáo dục:

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Văn hóa:

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Tư tưởng:

+ Phật giáo phát triển thịnh trị, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng ra đời.

+ Nho giáo đã được du nhập vào từ trước, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi.

+ Đạo giáo: tiếp tục duy trì và phát triển.

- Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị.

- Đời sống tinh thần: nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.

- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

+ Nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng và đặc sắc được xây dựng như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),…

+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí rồng, bệ đá hình hoa sen,… Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến ở thời Lý.

+ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long.

Câu 6:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa
👁💧👄💧👁
23 tháng 10 2019 lúc 22:05

Câu 3:

a) Giáo dục:

+ Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.

+ Nhà nước ra sức tạo điều kiện cho con các quý tộc và những người tài học và thi cử để vào làm quan.

+ Văn học chữ Hán bước đầu có sự phát triển.

b) Văn hóa:

+ Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa

+ Hát chèo, múa rối nước phát triển

+ Dàn nhạc có các loại nhạc cụ khác nhau

+ Nhiều trò chơi dân gian được ham chuộng

+ Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội

Câu 4:

- Bài thơ "Nam quốc sơn hà" (Sông núi nước Nam):

+ Phiên âm:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

+ Dịch thơ:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"

⇒ Bài thơ như một bài hịch cứu nước, thể hiện chủ quyền địa phận và ý chí kiên quyết chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Khách vãng lai đã xóa
👁💧👄💧👁
23 tháng 10 2019 lúc 22:14

Câu 5:

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công lớn trong việc thống nhất đất nước, đặt nền tảng vững chãi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước độc lập, tự chủ, thống nhất.

+ Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Gia Viễn - Ninh Bình), con trai của Đinh Công Trứ. Hồi nhỏ, ông sống với mẹ ở quê nhà. Ông thường cùng lũ trẻ nhỏ trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ. Sau này, giữa lúc nhà Ngô suy yếu, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư. Khi nhà Ngô sụp đổ, cả nước rối loạn, Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh dẹp các sứ quân.

Câu 6:

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Mạnh
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
Tiểu Đào Đào
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn An
Xem chi tiết
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Bạch Ngọc Băng
Xem chi tiết
NGuyễn Tường Vy
Xem chi tiết