Câu 1 . Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào? Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa?
Câu 2. Trình bày nguyên nhân , hậu quả của ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa.
Câu 3. Nêu đặc điểm vị trí và khí hậu môi trường hoang mạc. Một số biện pháp dang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới .
Câu 4 . Nêu đặc điểm vị trí và khí hậu môi trường đới lạnh . Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ?
giúp mk nha mn !!!
1,*Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thể hiện tính chất ôn hòa của khí hậu, không quá nóng và mưa nhiều, cùng không quá lạnh và mưa ít.
Tính chất thất thường của thời tiết thể hiện: thời tiết thay đổi đột ngột từ 10 đến 15 độ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hoặc có đợt không khí lạnh từ Cực tràn xuống. Thời tiết biến động, thay đổi nhanh khí có gió Tây đem không khí nóng ẩm từ đại dương vào đất liền.
*- Dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đã làm cho bờ Tây lục địa của đới ôn hoà mang tính chất ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới không còn nữa nên mùa đông lạnh, có tuyết rơi, mùa hạ nóng.
2,
- Nguyên nhân: Do khói bụi từ nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào khí quyển
- Hậu quả:
+ Tạo ra trận mưa axít
+ Tăng hiệu ứng nhà kính
+ Khiến Trái Đất nóng lên
+ Băng ở hai cực tan chảy
+ Mực nước đại dương dâng cao
+ Khí hậu toàn cầu biến đổi
+ Làm thủng tầng ôzôn
3,Biện pháp: đào giếng nước cổ truyền, đào kênh mương dẫn nước, sử dụng kĩ thuật khoan sâu để khai thác hoang mạc.
- Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc, hạn chế quá trình hoang mạc hoá.
*Vị trí chiếm diện tích lớn ( châu á, châu âu, châu phi, châu úc)
Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.
4,* Vì đới lạnh lượng nước mưa ít, rất khô hạn , biên độ nhiệt ngày và năm lớn, con người ít sinh sống, thực vật nghèo nần nên cũng được coi là hoang mạc nhưng nhiệt độ nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh của Trái Đất.
Câu 1 . Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào? Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa?
- Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thể hiện tính chất ôn hòa của khí hậu, không quá nóng và mưa nhiều, cùng không quá lạnh và mưa ít.
Tính chất thất thường của thời tiết thể hiện: thời tiết thay đổi đột ngột từ 10 đến 15 độ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hoặc có đợt không khí lạnh từ Cực tràn xuống. Thời tiết biến động, thay đổi nhanh khí có gió Tây đem không khí nóng ẩm từ đại dương vào đất liền.
- Dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đã làm cho bờ Tây lục địa của đới ôn hoà mang tính chất ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới không còn nữa nên mùa đông lạnh, có tuyết rơi, mùa hạ nóng.
Câu 4 . Nêu đặc điểm vị trí và khí hậu môi trường đới lạnh . Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ?
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
- Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.