Câu 1: Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của
chúng:
a. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.
( Thế Lữ)
b. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh nhũn nhẵn, ngay thẳng, thủy chung, can
đảm, cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của
con người Việt Nam.
( Thép Mới)
Câu 2: Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác
dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau:
a. Mẹ ơi ! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về!
( Nguyên Hồng)
b. Mẹ không lo, nhưng vẫ không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như
vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng…
Câu 3: Nêu đặc điểm khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của e về câu tục ngữ: Đói
cho sạch, rách cho thơm. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. ( Gạch chân
và chú thích)
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 10 câu , nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ :
Uống nước nhớ nguồn
Câu 1
a. Câu đặc biệt : Buồn ơi !
Tác dụng : dùng để gọi và bày tỏ cảm xúc
b.Câu đặc biệt : cây tre Việt Nam !
Tác dụng : Bày tỏ cảm xúc yêu quý của tác giả đối với cây tre Việt Nam
Câu 2
a. Câu rút gọn : Mãi không về!
=> Khôi phục lại : Mẹ mãi không về.
Tác dụng : Làm cho câu văn gắn gọn, thông tin nhanh, tránh lặp lại từ đã có ở câu trước
b. Câu rút gọn : Cứ nhắm mắt lại là dường như lại vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.
=> Khôi phục lại : Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như lại vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.
Câu 3.
Khác nhau
Câu rút gọn : Về bản chất, câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng, người ta lược bỏ đi một số thành phần như CN, VN hoặc cả CN, cả VN.
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu
- Có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đâỳ đủ thành phần.
Câu đặc biệt : là câu không được cấu tạo theo mô hình CN-VN.
- Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu, không thể xác định được đó là thành phần CN hay VN.
- Không thể khôi phục lại các thành phần được.
Câu 4
Đã từ lâu, ca dao, tục ngữ là kho tàng lưu giữ biết bao kinh nghiệm bổ ích của con người. Và câu tục ngữ " Đói cho sạch, rách cho thơm " chính là một trong những câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không thể phủ nhận một điều rằng con người chúng ta sẽ có những lúc này, lúc kia chứ không phải lúc nào cũng bình an được .Rồi sẽ có những lúc chúng ta trở nên nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật hay túng thiếu . Trong những hoàn cảnh ấy, con người rất dễ làm liều. Nhưng điều quan trọng là ta luôn phải nhớ cho dù sao đi nữa cũng phải giữ lấy nhân cách trong sạch của mình. Đó chính là cách ta giữ cho mình một cái tâm thanh cao giữa dòng đời biến động.
Câu 5:
Truyền thống uống nước nhờ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi người trong chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ tinh thần đó. Đây là truyền thống thể hiện sự kính trọng của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước để tỏ lòng biết ơn của mình với những người có ơn với mình. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt lĩ, đảng và nhà nước lại tổ chức các hoạt động thăm viến mộ liệt sĩ, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, tặng quà, tạo điều kiện cho gia đình phát triển. Hiện nay, mọi người trong xã hội đã chú ý hơn đến việc này, không chỉ các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động này mà những đơn vị, tổ chức cá nhân cũng tham gia rất tích cực. Mọi người chung tay nhau, quyên góp, sau đó tổ chức các hoạt động thăm hỏi từng gia đình một, trao quà tặng thưởng. Tuy những món quà đó chưa hẳn đã có nhiều giá trị về vật chất nhưng lại đầy ắp tinh thần của người trao. Đây là các việc làm rất ý nghĩa, cần được mọi người phát huy, giữ gìn để truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mãi được những dân tộc khác tôn trọng và học hỏi.
Chúc bạn học tốt!