Chương II- Nhiệt học

Giang Nguyen

Câu 1 : Tại sao về mùa đông , mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc 1 áo dày ?

Câu 2 : Vì sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh ?

Câu 3 : Tại sao về mùa lạnh , khi sờ vào miếng đồng , ta cảm giác lạnh hơn , khi sờ vào miếng gỗ ?

Câu 4 : Ở nhiệt độ trong lớp học , các phân tử khí có thể chuyển động với vận tốc khoảng 2000m/s . Tại sao khi mở nút một lọ nước hoa đầu lớp học thì phải lau vài giây ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa ?

Câu 5 : Tại soa khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hôn cốc mỏng ?

Câu 6 : Một ấm nhôm khối lượng 500g , chúa 2 lít nước ở 200C . tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước

Câu 7 : Pha 500g nước sôi với 400g nước ở 200C . Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt

Câu 8 : Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4000N . Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36 km/h . Trong 5 phút , công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu ?

Câu 9 : Một đập nước chảy từ đập ngăn cao 30m xuống dưới , biết rằng lưu lượng dòng nước là 100m3/ phút và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 . Hãy tính công suất của dòng nước ?

MÌNH ĐANG RẤT GẤP MONG MẤY BẠN GÚP MÌNH VỚI Ạ !

Hoàng Nguyên Vũ
27 tháng 4 2017 lúc 18:51

Câu 9:

Tóm tắt

h = 30m ; V = 100m3

t = 1phút = 60s

D = 1000kg/m3

Nhiệt học lớp 8

Nhiệt học lớp 8 = ?

Giải

Trọng lượng của lượng nước tuôn xuống trong 1 phút là:

\(P=10D.V=10000.100=10^6\left(N\right)\)

Công lượng nước đó sinh ra khi tuôn xuống từ trên đập là:

\(A=P.h=1000000.30=3.10^7\left(J\right)\)

Công suất của lượng nước đó là:

Nhiệt học lớp 8 \(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{3.10^7}{60}=500000\left(W\right)=500kW\)

Kết luận: Nhiệt học lớp 8 = 500kW

Bình luận (0)
Hoàng Nguyên Vũ
27 tháng 4 2017 lúc 19:38

Câu 8:

F = 4000N

v = 36km/h = 10m/s

t = 5phút = 300s

Nhiệt học lớp 8

A = ?

Giải

Quãng đường ô tô đi được trong t = 300s với vận tốc v = 10m/s là:

\(s=v.t=10.300=3000\left(m\right)\)

Công động cơ ô tô thực hiện để kéo ô tô đi trên đoạn đường đó là:

\(A=F.s=4000.3000=1,2.10^7\left(J\right)=12000kJ\)

Kết luận: A = 12000kJ

Bình luận (0)
Hoàng Nguyên Vũ
28 tháng 4 2017 lúc 18:04

Pha 500g nước sôi với 400g nước ở 200C . Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt

Tóm tắt

m1 = 500g = 0,5kg ; t1 = 100oC

m2 = 400g = 0,4kg ; t2 = 20oC

c = 4200J/kg.K

Nhiệt học lớp 8

t = ?

Giải

Nhiệt lượng nước sôi tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống t oC là:

\(Q_{tỏa}=m_1.c\left(t_1-t\right)\)

Nhiệt lượng nước ở 20oC thu vào để tăng nhiệt độ từ t2 = 20oC lên t oC là:

\(Q_{thu}=m_2.c\left(t-t_2\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\\ \Rightarrow m_1.c\left(t_1-t\right)=m_2.c\left(t-t_2\right)\\ \Rightarrow m_1.c.t_1-m_1.c.t=m_2.c.t-m_2.c.t_2\\ \Rightarrow m_1.c.t_1+m_2.c.t_2=t\left(m_1.c+m_2.c\right)\\ \Rightarrow t=\dfrac{m_1.c.t_1+m_2.c.t_2}{m_1.c+m_2.c}\\ =\dfrac{0,5.4200.100+0,4.4200.20}{0,5.4200+0,4.4200}=64,44\left(^oC\right)\)

Kết luận

Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t = 64,44oC

Bình luận (0)
dfsa
11 tháng 5 2017 lúc 22:05

Câu 6

Tóm tắt:

m1= 500g= 0,5kg

V2= 2l => m2= 2kg

t1= 20°C

t2= 100°C

--------------------

Nhiệt lượng để ấm nhôm nóng tới 100°C là:

Q1= m1*C1*(t2-t1)= 0,5*880*(100-20)= 35200(J)

Nhiệt lượng cần thiết để nước trong ấm nóng tới 100°C là:

Q2= m2*C2*(t2-t1)= 2*4200*(100-20)= 672000(J)

Nhiệt lượng tối thiểu để ấm nước sôi là:

Q= Q1+Q2= 35200+672000= 707200(J)= 707,2(kJ)

Bình luận (0)
KIM ALICE
30 tháng 3 2019 lúc 19:37

câu 1 tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể . Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra đc các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo , các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn hihi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
vu lam
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Gia Hân
Xem chi tiết
Muối Hóa Học
Xem chi tiết
Vinh Lê
Xem chi tiết
Lê trung hiếu
Xem chi tiết
Hoàng Anh Lê
Xem chi tiết
nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
Sinphuya Kimito
Xem chi tiết
Thow Thow
Xem chi tiết