Chương III- Điện học

Đặng Quế Lâm

Câu 1: Tại sao vào những ngày thời tiết hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa thì có một số sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra? Hãy giải thích

Câu 2: Cọ sát một thanh nhựa vào vải khô. Lần lượt đưa thanh nhựa và mảnh vải khô lại gần các vụn giấy.Hỏi hiện tượng gì xảy ra?Giải thích

Câu 3: Một chai nước bị thủng một lỗ nhỏ ở đáy được đặt trên cạnh bàn.Đưa một thước nhựa đã được cọ xát với vải khô lại gần. Dự đoàn hiện tượng xảy? Giải thích

Câu 4: Hai mảnh nilon cùng loại, có kích thước như nhau, được cọ xát bằng mảnh lên khô, rồi được đặt song song gần nhau, hiện tượng gì xảy ra? Giải thích

Câu 5: Hai vật A và B đặt gần nhau, chúng hút nhau. Những trường hợp nào có thể xảy ra đối với hai vật A và B?

Câu 6: Hai ống nhôm nhẹ treo bằng hai sợi tơ mảnh vào cùng một điểm. Tích điện cùng dấu cho hai ống nhôm, hai ống nhôm đẩy nhau, hai dây treo hợp với nhau một góc nào đó. Lấy tay chạm vào một ống nhôm, sau đó lấy tay ra. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?

Phương Thảo Nguyễn
12 tháng 3 2017 lúc 14:46

câu 1: khi chải đầu bằng lược nhựa ,lược nhựa cọ xát vào tóc .cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện.do tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra

Bình luận (0)
Trần Thị Hồng Nhung
12 tháng 3 2017 lúc 18:08

Câu 3:

+ Khi chưa cọ xát thước nhựa: tia nước vẫn rỉ ra từ lỗ nhỏ của đáy chai rơi thẳng xuống bình thường.Khi đã cọ xát thước nhựa: tia nước không còn rơi thẳng xuống nữa mà nó sẽ bị thước nhựa làm chệch hướng rơi.
+ Sau khi bị cọ xát thước nhựa đã bị nhiễm điện.

Bình luận (0)
Trần Thị Hồng Nhung
12 tháng 3 2017 lúc 18:11

Câu 4: Hai mảnh nilon đặt song song gần nhau thì tháy hiện tượng chúng đẩy nhau.Vì hai mảnh nilon giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

Bình luận (0)
Trần Thị Hồng Nhung
12 tháng 3 2017 lúc 18:14

câu 5: Có hai trường hợp có thể xảy ra đối với hai vật:

+Trường hợp 1 :Vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm.

+Trường hợp 2 :Vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương.

Bình luận (0)
Trần Thị Hồng Nhung
12 tháng 3 2017 lúc 18:17

Câu 6:

Khi đó 2 ống nhôm A và B sẽ hút nhau. Vì khi chạm nhẹ tay vào ống nhôm A, đã có quá trình trao đổi electron giữa 2 vật : ngón tay và ống nhôm A nên khi đó ống nhôm A trung hòa về điện, ngón tay bị nhiễm điện. Khi ống A không bị nhiễm điện thì lập tức bị ống B đã tích điện hút.(vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác)

Bình luận (0)
Trần Thị Hồng Nhung
12 tháng 3 2017 lúc 18:21

Câu 2: Khi cọ sát một thanh nhựa vào vải khô. Lần lượt đưa thanh nhựa và mảnh vải khô lại gần các vụn giấy thì ta thấy xảy ra hiện tượng thanh nhựa hút các mảnh giấy.Vì thanh nhựa cọ xát với mảnh vai khô nên bị nhiễm điện khiến cho thanh nhựa hút các mảnh giấy.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh Tran...
12 tháng 9 2017 lúc 16:11

lâm là con gái hay trai vậy

Bình luận (0)
gama
8 tháng 1 2018 lúc 20:52

Địt mẹ mày

Bình luận (1)
Văn Quyền Lê
26 tháng 3 2020 lúc 19:17

Câu 5: Hai vật A và B đặt gần nhau, chúng hút nhau. Có 4 trường hợp có thể xảy ra đối với hai vật A và B là:

- TH 1: vật A và vật B hút nhau => vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm (hai vật nhiễm điện khác loại sẽ hút nhau).

- TH 2: vật A và vật B hút nhau => vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương (hai vật nhiễm điện khác loại sẽ hút nhau).

- TH 3: vật A và vật B hút nhau => vật A mang điện tích còn vật B không mang điện tích (vật mang điện tích sẽ hút vật không mang điện tích khác).

- TH 4: vật A và vật B hút nhau => vật B mang điện tích còn vật A không mang điện tích (vật mang điện tích sẽ hút vật không mang điện tích khác).

*Phù, mệt quá, ngồi cả buổi mới xong câu 5.*

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
châu lai huỳnh
Xem chi tiết
Sprout Light
Xem chi tiết
Hui Hui
Xem chi tiết
Hắc Tử Nhi
Xem chi tiết
Hà Văn Đạm
Xem chi tiết
Lyn Anue
Xem chi tiết
Le Khac Minh Khanh
Xem chi tiết
Bùi hữu phú /
Xem chi tiết
Erza Scarlet
Xem chi tiết