Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Jang Min

Câu 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào?

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu thống kê sau:

Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ ( người/ km2 )

Các vùng 2003 2011
Cả nước 246 265
Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Tây Bắc

+ Đông Bắc

115

67

141

119

69

150

Đồng Bằng sông Hồng 1192 1949
Bắc Trung Bộ 202 299
Duyên hải Nam Trung Bộ 194 197
Tây Nguyên 84 97
Đông Nam Bộ 476 631
Đồng bằng sông Cửu Long 425 427

a- Nhận xét sự gia tăng mật độ dân số giữa các vùng lãnh thổ nước ta từ 2003 -2011?

b- Giải thích vì sao mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ tăng cao hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

Câu 3: Giải thích vì sao có sự phân bố dân cư không đều ở nước ta?

Câu 4: Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta.

Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 1 2019 lúc 17:23

Câu 1: Bạn tham khảo nhé!

Hỏi đáp Địa lý

Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 1 2019 lúc 17:39

Câu 2:

a) * Nhận xét:

- Sự gia tăng mật độ dân số giữa các vùng lãnh thổ nước ta từ 2003- 2011:

+) Sự gia tăng mật độ dân số không đồng đều giữa các vùng.

+) Sự gia tăng mật độ dân số ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Hồng là lớn nhất. (Nhanh nhất)

+) Sự gia tăng mật độ dân số ở Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là ít nhất (Chậm nhất)

b) Giaỉ thích:

- Thứ nhất, ở đồng bằng giao thông phát triển hơn miền núi , đi lại thuận tiện hơn => Đông dân hơn.

- Thứ hai, tại nơi đồng bằng thuận lợi trồng nhiều loại cây lương thực, Đông Nam Bộ thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phát triển các ngành liên quan đến sông => Kinh tế phát triển, cần nguồn lao động => Cư dân phát triển.

Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 1 2019 lúc 17:55

Câu 3:

Có những nguyên nhân chính sau:
- điều kiện tự nhiên (địa hình, nhiệt độ, đất đai,...)
- vị trí địa lí: đồng bằng hay miền núi,...
- điều kiện kinh tế : thành phố hay nông thôn, khu công nghiệp,...
- sự phát triển của xã hội: ở các thành phố lớn hay các khu vực vùng sâu vùng xa,...

Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 1 2019 lúc 17:56

Câu 4:

Nước ta từ lâu đã có nền thâm canh trồng cây lúa nước. Và cho đến thời điểm hiện nay, cây lúa nước vẫn là cây trồng chủ lực trong nền nông nghiệp nước ta.

Tuy nhiên, sự phân bố các vùng trồng lúa nước ở nước ta lại không đồng đều. Lúa được trồng chủ yếu ở đồng bằng, nhất là hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Ngoài ra , lúa được trồng thêm ở một số đồng bằng ven biển.

Sở dĩ ở hai đồng bằng lớn lại trồng nhiều lúa là bởi vì: Ở các vùng này có nhiều điều kiện để cây lúa phát triển tốt như đất đai phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, hệ thống sông ngòi thủy lợi để tưới tiêu, nguồn lao động….


Các câu hỏi tương tự
Trần minh thư
Xem chi tiết
Đặng bình minh
Xem chi tiết
FB:Bê Nờ X.Mờ
Xem chi tiết
Tín trầm cảm
Xem chi tiết
Thúy vi Trần Nguyễn 34
Xem chi tiết
Miền Nguyễn
Xem chi tiết
Trang Nè
Xem chi tiết
Hoài Thu
Xem chi tiết
Huong Dieu
Xem chi tiết