1. - Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm cao hơn mức 2.1%.
- Nguyên nhân: các nước thuộc địa giành độc lập, đời sống được cải thiện và các tiến bộ về y tế, khoa học làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. - Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, dịch vụ công cộng, nhà ở, môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế… - Biện pháp: thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình,... 2. Có 3 chủng tộc người trên thế giới . Những dấu hiệu cơ bản để phân loại chủng tộc là các đặc điểm hình thái bề ngoài cơ thể, trong đó những đặc điểm dễ nhận thấy nhất là màu da, dạng tóc, hình dạng hộp sọ, sống mũi, môi, tầm vóc.Phân bố
a) Chủng tộc Môngôlôit: chiếm khoảng 40% dân cư thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ. Cách đây khoảng 2 vạn năm, vào cuối thời kỳ băng hà Đệ Tứ, mực nước biển trên thế giới thấp hơn nhiều so với hiện nay. Châu Á và Bắc Mĩ được nối với nhau bởi eo đất Bê-rinh. Vì thế, người Môngôlôit dễ dàng di cư từ châu Á sang và trở thành cư dân bản địa châu Mĩ. Về sau, do băng tan, châu Á bị ngăn cách với châu Mĩ bởi eo biển Bê-rinh trên. Từ đó nhánh Môngôlôit ở châu Mĩ bị tách biệt hẳn với nhánh Môngôlôit ở Cựu lục địa.
b) Chủng tộc Ơrôpêôit: chiếm 48% dân số toàn cầu. Tuy có tên là Ơrôpêôit, nghĩa là loại hình người châu Âu, song về nguồn gốc, chủng tộc này ra đời không phải ở châu Âu, mà là ở châu Á. Từ địa bàn cư trú đầu tiên ở Ấn Độ, người Ơrôpêôit mở rộng địa bàn cư trú sang Tây Á, Bắc Phi, Nam Âu, quanh Địa Trung Hải. Ở phía bắc, băng tan đến đâu con người tiến lên cư trú tới đó. Chủng tộc Ơrôpêôit có địa bàn cư trú rộng, gắn liền với việc thực dân hoá ở châu Mĩ, Ô-xtrây-li-a và nhiều thuộc địa của các nước châu Âu.
c) Chủng tộc Nêgrô – Ôxtralôit: chiếm 12% dân số thế giới, gồm hai nhánh ở cách xa nhau: Nêgrôit ở châu Phi và Ôxtralôit ở Nam Ấn Độ, nhiều đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, đặc biệt là ở Ô-xtrây-li-a.
Ngoài ba chủng tộc lớn, còn có các nhóm người lai, kết quả của sự hoà huyết giữa các chủng tộc. Các chủng tộc sinh ra trên thế giới đều có quyền như nhau và hoàn toàn bình đẳng. 3. Quần cư nông thôn: Có mật độ dân số thấp. Sống theo làng mạc, thôn xóm. Chủ yếu là nhà sàn gắn liền với ruộng nương. Sống theo quản hệ thị tộc (dòng máu). Nghề chủ yếu là sản xuất nông, lâm ngư nghiệp.
Quần cư đô thị: Có mật độ dân số cao. Sống theo khối, phường. Chủ yếu là nhà cao tầng, khu chung cư, biệt thự... Sống trong một cộng đồng có luật pháp. Nghề chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Chúc bạn học tốt!!!
Câu 1:-Bùng nổ xảy ra từ những năm 50 của thế kỉ XX,ở các nước phát triển ở châu Á,châu Phi và Mĩ La-Tinh.Đời sống được cải thiện và những kinh tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong.
-Nguyên nhân:Các nước thuộc địa châu Á,châu Phi và Mĩ La-Tinh giành được độc lập,đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm tỉ lệ tử vong,trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
-Hậu quả:Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn,mặc,ở,học hành,việc làm,... đã trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 2:Căn cứ vào hình thái bên ngoài cơ thể(màu da,tóc,mắt,mũi,...) các nhà khoa học đã chia dân cư thành ba chủng tộc chính:Môn-gô-lô-it(thường gọi là người da vàng),Nê-gro-it(người da đen) và Ơ-rô-pê-ô-it(người da trắng).