Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kuramajiva

Câu 1: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

A. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm.

B. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng.

C. Chất và lượng biến đổi nhanh chóng.

D. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh.

Câu 2: Trong Triết học, độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng của sự vật và hiện tượng

A. làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng.

B. làm cho sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng.

C. chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng.

D. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.

Câu 3: Dựa trên nguyên tắc cơ bản nào để phân chia các trường phái triết học?

A. Hai mặt vấn đề cơ bản của Triết học.  B. Hai vấn đề cơ bản của triết học.

C. Thời gian ra đời.                                  D. Thành tựu khoa học tự nhiên.

Câu 4: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Nước mắt chảy xuôi.                                B. Cây cao bóng cả.       

C. Tre già năng mọc.                                D. Gieo gió gặt bão.

Câu 5: Sự biến đổi công cụ lao động qua các thời kì là hình thức vận động nào sau đây?

A. Vật lí.                  B. Lịch sử.               C. Xã hội.                D. Cơ học.

Câu 6: Khái niệm dùng để chỉ sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới từ sự phát triển của bản thân vật hiện tượng cũ, trong Triết học gọi là phủ định

A. chủ quan.            B. biện chứng.          C. siêu hình.            D. khách quan.

Câu 7: Quan niệm nào sau đây khẳng định thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.                   B. Đi thưa về trình.

C. Bán bà con xa, mua láng giềng gần.    D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Câu 8: Vận dụng quy luật lượng – chất trong triết học cho ta đức tính gì trong cuộc sống?

A. Cần kiệm, liêm chính.                               B. Hòa nhập, hợp tác.     

C. Năng động, sáng tạo.                            D. Kiên trì, nhẫn nại.

Câu 9: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng

A. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau.           B. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.

C. hợp lại thành một khối.                       D. cùng tồn tại trong một sự vật.

Câu 10: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào được coi là đấu tranh giữa hai mặt đối lập?

A. Xung đột tôn giáo.                              B. Hai người cãi nhau.

C. Đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ.          D. Đấu tranh chống HIV – AIDS.

Câu 11: Yếu tố nào sau đây là biểu hiện của phủ định siêu hình trong Triết học?

A. Tính tất yếu.       B. Tính triệt tiêu.     C. Tính khách quan.           D. Tính kế thừa.

Câu 12: Câu nào sau đây phù hợp với quan điểm của triết học về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Học đi đôi với hành.                            B. Trường học thân thiện, học sinh tích cực.

C. Tôn sư trọng đạo.                                D. Tiên học lễ, hậu học văn.

Câu 13: Vai trò của triết học là?

A. Quan sát thế giới.                                    B. Nghiên cứu thế giới.       

C. Tìm hiểu thế giới.                                D. Thế giới quan.

Câu 14: Xét đến cùng, mục đích của nhận thức là

A. trải nghiệm hiện thực khách quan.      B. cải tạo hiện thực khách quan.

C. kiểm tra thế giới khách quan.              D. khám phá thế giới khách quan.

Câu 15: Quan niệm nào sau đây khẳng định thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Khôn ba năm, dại một giờ.                  B. Có thực mới vực được đạo.

C. Cái khó ló cái khôn.                            D. Khôn ngoan đối đáp người ngoài.

Câu 16: Ngun gc vn động, phát trin của sự vật và hiện tượng là

A. sgn bó gia các mt đối lp.           B. sự đấu tranh gia các mt đối lp.

C. sthng nht gia các mt đối lp.     D. quan hệ giữa các mặt đối lập.

Câu 17: “Phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển”, là phương pháp luận

A. thống kê.             B. siêu hình.             C. biện chứng.          D. lôgic.

Câu 18: Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là

A. có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.   

B. có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau.

C. có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.                     

D. có những mặt đối lập xung đột với nhau.

 

II. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1:

          Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhà khoa học A tuyên bố ông và các cộng sự vừa tạo ra một loại thuốc có thể chữa trị được căn bệnh ung thư phổi ở người. Ông cũng thông báo rằng tác dụng và hiệu quả của loại thuốc mới này sẽ được chứng minh sau khi tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người bệnh trong những năm tới đây.

          Theo em, phát hiện của nhà khoa học A và các cộng sự trong thông báo trên đã phải là một chân lí hay chưa? Tại sao?

ct moi
18 tháng 12 2020 lúc 22:57

câu này của vật lí mà bạn

 


Các câu hỏi tương tự
Như Quỳnh
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết
Thái Thị Thảo Vân
Xem chi tiết
Thanh Phan
Xem chi tiết
Van Nghia
Xem chi tiết
Thanh Thao
Xem chi tiết
Trần Hoàng Phúc
Xem chi tiết
Seventeen Right Here
Xem chi tiết
Thanh Thao
Xem chi tiết