Câu 1: So sánh hệ tuần hoàn , hệ hô hấp, hệ bài tiết của lưỡng cư, bò sát ?
Câu 2: Nêu cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn ?
Câu 3: Vẽ chú thích sơ đồ tuần hoàn của ếch đồng ?
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư?
Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát
Câu 6: Tầm quan trọng của lưỡng cư?
Câu 1:
Lưỡng cư | Bò sát | |||
Hệ tuần hoàn |
-Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha đi nuôi cơ thể. |
-Tim 3 ngăn, có thêm vách hụt ngăn tâm thất thành 2 nửa, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn. | ||
Hệ hô hấp |
-Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng. -Da ẩm có hệ thống mao mạch dày đặc làm nhiệm vụ hô hấp. |
-Thở hoàn toàn bằng phổi. Sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn. | ||
Hệ bài tiết | -Gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái. | -Bài tiết bằng thận, có thận sau. Có khả năng hấp thụ lại nước. |
Câu 2:
Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn so với ếch đồng như:
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
+ Có cổ dài: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
+ Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
+ Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.
+ Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.
Câu 3:+ Vòng tuần hoàn của ếch
Câu 4:
Đặc điểm chung của Lưỡng cư
- Môi trường sống: Nước và cạn
- Da: Trần, ẩm ướt
- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều
- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành)
- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài
- Sự phát triển cơ thể: Biến thái
- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt
Câu 5: Đặc điểm chung của lớp bò sát:- Môi trường sống: đa dạng
- Vảy: Vảy sừng khô, da khô
- Cổ: dài, linh hoạt
- Vị trí màng nhĩ: nằm trong hốc tai
- Cơ quan di chuyển: chi yếu, có năm ngón, vuốt sắc nhọn
- Hệ hô hấp: phổi có nhiều vách ngăn, có cơ hỗ trợ động tác hô hấp
- Hệ tuần hoàn: 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt, máu pha
- Hệ sinh dục: có cơ quan giao phối
- Trứng: có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc
- Sự thụ tinh: thụ tinh trong
- Nhiệt độ cơ thể: biến nhiệt
Câu 6:Vai trò của lưỡng cư đối với con người:
- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.
- Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, muỗi, ruồi,…
- Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.
- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.
- Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.
Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rỗng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
Chúc bạn học tốt!