Câu 1: Phân biệt các đại từ sau : ai, gì, bao nhiêu, mấy, ở đâu, bao giờ, sao, thế nào ? cho VD ?
Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và chỉ ra các loại từ láy đã học:
a) Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
b) Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao
Câu 3: Đơn vị cấu tạo nên từ Hàn Việt ?Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt ?
Câu 4: Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? Đó là loại từ nào? Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ đó dung để làm gì?
a) Ai trực nhật lớp hôm nay
b) Bao nhiêu là rác trong lớp
c) Thế nào chiều cũng mưa
Câu 5: Thế nào là quan hệ từ? hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ sau:
Nhờ.........................mà.................................
Vì.............................nên................................
Tuy..........................nhưng.............................
Sở dĩ........................mà...................................
Mấy câu ĐN bạn tự làm nhé?
Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và chỉ ra các loại từ láy đã học:
a) Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
b) Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao
Câu 4: Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ đó dung để làm gì?
a) Ai trực nhật lớp hôm nay
->chỉ người
b) Bao nhiêu là rác trong lớp
->chỉ vật
c) Thế nào chiều cũng mưa
Câu 5: Thế nào là quan hệ từ? hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ sau:
Nhờ............lắng nghe các bài cô giảng trên lớp.............mà...........em tiếp thu rất nhanh......................
Vì.........trời mưa to....................nên.................chúng em ko đi lao động...............
Tuy.......điểm thấp...................nhưng.........đây cũng là 1 bài học quy giá của em....................
Sỡ dĩ Nam luôn luôn bị các bạn chê cười là vì Nam quá ham hơi và lười học.
5,quan hệ từ : dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu,so sánh,nhân quả,..giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
+ Vì chăm chỉ nên Nam đạt được rất nhiều thành tích cao trong học tập.
+ Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng Lan vẫn cố gắng học tập.
+Sở dĩ có kết quả học tập tốt mà anh ấy đã cố gắng rất nhiều
4,Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
*Có 2 loại đại từ:
+ Đại từ để trỏ
+ Đại từ để hỏi
*a) Ai trực nhật lớp hôm nay
Đại từ ai dùng để hỏi
b) Bao nhiêu là rác trong lớp
Đại từ bao nhiêu dùng để trỏ
c) Thế nào chiều cũng mưa
Đại từ thế nào dùng để hỏi
1. Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì??
a) Rừng say ngây và ấm nóng
b) Tiếng hát dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới
c) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Trả lời:
a. Từ "và" dùng để nối hai từ "say ngây" – "ấm nóng"
b. "Tiếng hót dìu dặt" được nối với "họa mi" bằng từ "của".
c. Chữ "như" để nối "Hoa mai…" với "hoa đào". Từ "nhưng" để nối 2 câu với nhau.
2. Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây (rừng cây bị chặt phá – mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé – bầy chim vẫn về tụ hội) được biểu hiện bởi những cặp từ nào?
a. Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
b. Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội.
Trả lời:
Câu |
Cặp từ biểu thị quan hệ |
Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim. |
Nếu...thì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết — kết quả. |
Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội. |
Tuy...nhưng (biểu thị quan hệ tương phản). |
II. LUYỆN TẬP
1. Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:
a. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
Võ Quảng
b. Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào
Nguyễn Thị Ngọc Tú
c. Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây
Theo Vân Long
Trả lời:
a)
- và nối Chim, Mây, Nước với Hoa
- của nối tiếng hót kì diệu với Họa Mi
- rằng nối cho với bộ phận đứng sau
b)
- và nối to với nặng
- như nối rơi xuống với ai ném đá
- với nối ngồi với ông nội
- về nối giảng với từng loại cây
2. Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu
a. Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
b. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi
Trả lời:
a) Vì ... nên (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả)
b) Tuy ... nhưng (biểu thị quan hệ tương phản)
3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của
Trả lời:
VD:
Khu vườn nhà em rợp mát bóng cây và rộn ràng tiếng chim ca hót.
Tuy trời mưa và đường sá lầy lội nhưng em đến lớp rất sớm.
Mùi hương thoang thoảng của hoa sữa đã làm cho chúng em thích thú.
1, Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ... dùng để trỏ người, sự vật.
VD:
Ai mà chẳng thích được ngợi khen.
- Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.
- Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.
2) Những từ láy có trong đoạn thơ là:
loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh
b) Những biện pháp tu từ là:
so sánh , ẩn dụ , sử dụng từ láy
c) Trong bài thơ , nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có so sánh , ẩn dụ và sử dụng từ láy . So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Nhà thơ sử dụng những từ láy như: " loắt choắt , xinh xinh , ... " làm gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn nhưng rất đỗi kiên cương và dũng cảm. Qua cách sử dụng từ láy , nhà thơ như đã thể hiện , đã khắc họa lên một thái độ yêu mễn , kính trọng đối với chú đội viên nhỏ của đất nước ta.
3. từ hán việt là từ mượn của tiếng hán rồi phát âm thành tiếng việt
đơn vị để cấu tạo nên từ hán việt đc gọi là yếu tố hán việt
1 âm tiết ,mỗi yếu tố tương ứng với 1 chữ hán
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> dùng để xưng hô : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
+ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
+ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
+ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==> dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?...
==> dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế
Lưu ý: Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:
- Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT.
- Các từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT.
- Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT:
+ Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà,anh, chị, em, con, cháu,...
+ Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,...
Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, DT chỉ chức vụ - nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó.
5 Vì trời mưa nên tôi đi học muộn
Tuy gia đình khó khăn nhưng Nam vẫn cố gắng học tập tốt
sở dĩ linh học giỏi mà bạn không cố gắng
nhờ cô giáo giảng lạimà em dễ hiểu bài hơn
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,...giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.