Câu 1:
Nhận xét về quan hệ từ trong các câu sau
A. Hễ trời mưa thì đường
B. Hễ học giỏi thì đẹp trai
Câu 2:
Nhận xét về quan hệ từ trong các câu sau
A. Nếu có chí thì sẽ thành công
B. Nếu trời mưa thì hoa nở
Câu 3:
Phân biệt từ ghép chính phụ Hán Việt và thuần Việt? Cho ví dụ?
Phân biệt từ đồng âm từ nhiều nghĩa? cho ví dụ
Câu 1:
Quan hệ nguyên nhân-kết quả
A. Nguyên nhân là trời mưa, kết quả là đường ướt.
B. Nguyên nhân là học giỏi, kết quả là đẹp trai.
Câu 2:
Quan hệ giả thiết-kết quả
A.Giả thiết là có chí, kết quả là thành công.
B.Giả thiết là trời mưa, kết quả là hoa nở.
Câu 3:
Từ đồng âm là từ giống nhau về âm điệu nhưng khác nhau về nghĩa, không liên qua đến nhau
Từ nhiều nghĩa là Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
Câu 3:
a/
- Từ ghép thuần việt: Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Từ ghép Hán Việt: Yếu tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau
b/
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.
- Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”
Câu 3:
a)
Phân biệt từ ghép thuần việt và từ ghép hán việt:
Giống:
- Đều là từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa
- Đều có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Khác:
- Từ ghép thuần việt:
Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Từ ghép Hán Việt:
Yếu tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau.
Ví Dụ: Khẩn Trương, Khai Trương, Báo Cáo, Báo danh, Bưu Cục, Bưu Kiện, Giáo Sư, Tái Kiến, Võ Thuật, Thái Cực Quyền, Sinh Nhật, Lễ Vật, Điện, Phi Cơ, Phi Trường, Thị Trường, Thương Trường, Thị Hiếu, Khán Giả, Thính Giả, Khai Trường, Hành Lí, Ngân Hàng, Bội Thực. Tổng, Hiệu, Tích Thương, . . .
b)
Khái niệm về từ đồng âm
Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: Hòn đá - đá bóng
1.2. Đặc điểm của từ đồng âm:
- Những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng.
- Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này nó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng từ đồng âm để chơi chữ của mình.
1.3: Các loại từ đồng âm: + đồng âm từ với từ gồm:
- Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.
VD: Con đường và mía đường
- Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại
VD: Hòn đá - đá bóng
- Đồng âm từ với tiếng
Khái niệm về từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:
- Chúng ta cùng ngồi vào bàn (1) để bàn (2) công việc.
- Bàn (3) phím của chiếc đàn này thật đẹp.
Trong ví dụ trên có:
Từ đồng âm là: bàn (1) và bàn (2)
Từ nhiều nghĩa là: bàn (1) và Bàn (3)
- Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính của từ).
- Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển.
Chúc bạn học tốt!