Câu 1. Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của quý tộc nhà Trần?
Câu 2: Điểm giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của thời Lý- Trần với thời Lê-sơ ?
Câu 3. Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào?
Câu 4. Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ?
Câu 1. Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của quý tộc nhà Trần?
Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:
- Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu liên kết, chưa có sự phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất.
- Nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn, thiếu đoàn kết với nhau làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt bị đàn áp.
- Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn soi đường.
Câu 2: Điểm giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của thời Lý- Trần với thời Lê sơ ?
* Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.
- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…
Câu 3. Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào?
* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:
- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"
- Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.
- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
Câu 4. Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ?
- Pháp luật nhà Lê sơ hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bứt dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy, số lượng nô tì giảm dần.
=> Đây là chủ trương tiến bộ của nhà Lê sơ. Nhà nước quan tâm đến đời sống nhân dân, nhất là những người dân nghèo. Điều này làm hạn chế phần nào những bất công trong xã hội
Câu 3. Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào?
* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:
- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"
- Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.
- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
Câu 4. Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ?
- Pháp luật nhà Lê sơ hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bứt dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy, số lượng nô tì giảm dần.
=> Đây là chủ trương tiến bộ của nhà Lê sơ. Nhà nước quan tâm đến đời sống nhân dân, nhất là những người dân nghèo. Điều này làm hạn chế phần nào những bất công trong xã hội