Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thuy Kieu Thi Lan

Câu 1 : nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa lam sơn

Câu 2 : nêu những cống hiến của vua quang trung đối với lịch sử dân tộc

Câu 3 : những chính sách của quang trung nhằm phục hồi kinh tế và phát triển văn hóa dân tộc

Câu 4 : tại sao nguyễn huệ lai chọn khúc sông rạch gầm - xoài mút làm trận địa quyết chiến ? nêu ý nghĩa

Câu 5 : nguyễn xiêm thua trận 1785 . Theo em đó là nói đến chiến thắng của quân tây sơn . Nêu diễn biến kết quả

Câu 6 : nhà nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền năm nào ? do ai

Câu 7 : tình hình kinh tế , văn hóa thế kỉ 16-18 của nước ta

Bình Trần Thị
22 tháng 4 2017 lúc 12:18

1.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Bình Trần Thị
22 tháng 4 2017 lúc 12:21

2.- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,

Bình Trần Thị
22 tháng 4 2017 lúc 12:21

2.Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình Trần Thị
22 tháng 4 2017 lúc 12:21

3.- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,

Bình Trần Thị
22 tháng 4 2017 lúc 12:22

4.vì vị trí hiểm yếu của khúc sông này : Có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.

Bình Trần Thị
22 tháng 4 2017 lúc 12:23

Câu 6 : nhà nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền năm 1802 , do vua Gia Long

Bình Trần Thị
22 tháng 4 2017 lúc 12:24

7.

KINH TẾ.

1.Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

* Thủ công nghiệp:

+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :

-Dệt La Khê, Long Phượng.

-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.

-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.

-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.

*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

VĂN HÓA :

1. Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh:
-Chữ quốc ngữ do một số Giáo sĩ đạo Thiên Chúa sáng tạo ở thế kỷ XVII , tuy nhiên chỉ được dùng để truyền đạo.

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi , hoàn thiện chữ Quốc ngữ , nên chữ viết tiện lợi , khoa học .

3. Văn học- nghệ thuật dân gian thế kỷ XVI-XVIII.
* Văn học:

+Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước :

-Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ của ông ca ngợi cuộc sống trong sạch, phê phán thói đời xấu xa .

-Đào Duy Từ là nhà văn, nhà quân sự.

-Thiên nam Ngữ Lục bằng chữ Nôm gồm 8000 câu thơ lục bát kể lại lịch sử thời Hồng Bàng đến thời nhà Mạc .

+Phần dân gian: truyện Nôm:

-Truyện Thạch Sanh,Phan Trần , Nhị Độ Mai

-Một số truyện cười, truyện Trạng.

-Thơ lục bát phát triển hoàn chỉnh.

* Nghệ thuật:

-Điêu khắc gỗ ở nông thôn rất phong phú như đánh vật ; tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay.

- Sân khấu có chèo, tuồng lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người .


Các câu hỏi tương tự
Mề ta nì su ề
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Nhung
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Hoang Bao Trang
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Hà
Xem chi tiết
Thảo Leo
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết