Violympic Vật lý 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Công Hiệu

Câu 1: Người ta kéo vật khối lượng m = 36kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s = 8m và độ cao h = 0,75m. Lực cản do ma sát trên đường là 20N. Tính công của người kéo.

Câu 2: Một thang máy có khối lượng tổng cộng 120kg được kéo lên cao 60m trong vòng 15s. Tính công và công suất của thang máy.

Câu 3: Để đun nóng 5 lít nước từ 200C lên 400C, cần bao nhiêu nhiệt lượng? ( Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K)

Câu 4: Người ta cung cấp cho 10 lít nước, một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng thêm bao nhiêu độ? ( Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K)

Câu 5: Một ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước, nếu coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K

Câu 6: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5 lít nước. Nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K.

Phạm Thanh Tường
1 tháng 5 2017 lúc 15:13

Câu 1: Tóm tắt:

\(m=36kg\\ s=8m\\ h=0,75m\\ F_{ms}=20N\\ \overline{A_k=?}\)

giải:

Trọng lượng của vật đó là:

\(P=10.m=10.36=360\left(N\right)\)

Công đưa vật lên độ cao đó là:

\(A_1=P.h=360.0,75=270\left(J\right)\)

Công cản trở của ma sát là:

\(A_{ms}=F_{ms}.s=20.8=160\left(J\right)\)

Công của người kéo là:

\(A=A_1+A_{ms}=270+160=430\left(J\right)\)

Vậy công của người kéo đó là 430J.

Phạm Thanh Tường
1 tháng 5 2017 lúc 15:23

Câu 2:

Tóm tắt:

\(m=120kg\\ h=60m\\ t=15s\\ \overline{A=?}\\ P=?\)

Giải:

Trọng lượng của thang máy đó là:

P=\(10.m=10.120=1200\left(N\right)\)

Công của thang máy đó là:

\(A=\)P\(.h=1200.60=72000\left(J\right)\)

Công suất của thang máy đó là:

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{72000}{15}=4800\left(W\right)\)

Vậy công của thang máy đó là \(72000J=72kJ\).

Và công suất của thang máy đó là \(4800W\).

Phạm Thanh Tường
1 tháng 5 2017 lúc 15:32

Câu 3 :

Tóm tắt:

\(V=5l=0,005m^3\)

\(t_1=20^0C\\ t_2=40^0C\\ c=4200J|kg.K\\ \overline{Q=?}\)

giải:

Khối lượng nước là:

\(m=D.V=1000.0,005=5\left(kg\right)\)

Nhiệt lượng cần cung cấp để 5 lít nước từ 200C nóng lên 400C là:

\(Q=m.c.\Delta t=m.c.\left(t_2-t_1\right)=5.4200.\left(40-20\right)=420000\left(J\right)\)

Vậy để đun nóng 5 lít nước từ 200C lên 400C cần nhiệt lượng là:

420000J=420kJ

Na Cà Rốt
3 tháng 5 2017 lúc 21:38

Câu 4.

Nhiệt độ nước nóng thêm là:

\(\Delta t=\dfrac{Q}{\dfrac{m}{c}}=\dfrac{840000}{\dfrac{10}{4200}}=20^oC\)

dfsa
4 tháng 5 2017 lúc 18:07

Câu 5

Tóm tắt;

m1= 500g= 0,5kg

V2= 2 lít => m2= 2kg

t1= 20°C

t2= 100°C

Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng lên:

Q1= m1*C1*\(\Delta t_1\)= 0,5*880*(100-20)= 35200(J)

Nhiệt lượng cần thiết để nước nóng lên:

Q2= m2*C2*\(\Delta t_2\)= 2*4200*(100-20)= 672000(J)

Nhiệt lượng để làm nóng cả ấm nước:

Q= Q1+Q2= 35200+672000= 707200(J)


Các câu hỏi tương tự
Manh Duc Tran
Xem chi tiết
Manh Duc Tran
Xem chi tiết
nguyenthituytrang
Xem chi tiết
nguyenthituytrang
Xem chi tiết
mình là hình thang hay h...
Xem chi tiết
Quảng Lương
Xem chi tiết
Trần Quốc Tuấn hi
Xem chi tiết
mình là hình thang hay h...
Xem chi tiết
Trần Quốc Tuấn hi
Xem chi tiết