Câu 1: Nêu VD chứng minh động vật phân bố ở khắp mọi nơi?
Câu 2:Vì sao Amip còn đc gọi là trùng biến hình ? Khi gặp điều kiện không thuận lợi Amip có hiện tượng gì ? Vì sao?
Câu 3:Nêu đặc điểm chung ngành động vật nguyên sinh ? Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do vừa đúng cho loài sống kí sinh ?
Câu 4:Sán lá gan,sán lá máu,sán dây xâm nhập cơ thể qua đường nào ?
Câu 5:Câu tạo của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội có đặc điểm chung gì ?
Câu 6:Kể tên 1 số giun đốt mà em biết ? Nêu vai trò thực tiễn giun đốt ?
Câu 7:Trai sông tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của trai sông đảm bảo cách tự vệ của trai có hiệu quả ?
Câu 8:Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước ? Nhiều ao đào thả cá,trai không thả mà tự nhiên có ? Vì sao ?
Câu 9: Cơ thể châu chấu khác trai sông thế nào ?
Câu 10:Hô hấp ở châu chấu khác trai sông thế nào ?
Câu 11:Đặc điểm nào khiến chân khơi đa dạng về tập tính và môi trường sống ?
AI BIẾT CÂU NÀO THÌ GIÚP EM NHOA
Câu 6 : Trả lời:
- Một số loại giun đốt:Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...
Vai trò thực tiễn của ngành giun đốt:
- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
Câu 10: Trả lời:
Hô hấp ở châu chấu | Hố hấp ở trai sông |
- Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào, | Hô hấp bằng cách đóng mở nắp trai |
Câu 4: Trả lời:
Sán lá gán và sán dây lây xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường tiêu hóa.
Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da
Câu 1: Trả lời:
Động vật nguyên sinh có khắp mọi nơi:
- Ở bùn: Trung biến hình
- Ở máu người: Trùng sốt rét
- Ở nước: Trùng roi, trung giày
-....v.v.
11.
- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm diều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.
- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.
Ví dụ, chân bơi, chân bò, chán đào bới... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút,... thức ăn.
8.Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các dộng vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi
trong nước. Ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai (sò cũng vậy) - Vì bị ngộ độc vì khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.
Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.
7.Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ vỏ cứng rắn và 2 có khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra đế ăn phần mềm cơ thể trai.
6.Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...
- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
5.- Cơ thề có đối xứng tỏa tròn;
- Thành cơ thê đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;
- Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.
4.Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.
Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh :
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
- Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiêu phân đôi.
Động vật nguyên sinh: Đặc điểm chung- Có kích thước hiển vi- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng- Sinh sản vô tính và hữu tính