Lịch sử thế giới cận đại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trúc Lan

Câu 1: Nêu và giải thích đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ

Câu 2: Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập công xã Pa-ri. Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri

Câu 3: Cách mạng công nghiệp và hệ quả của nó

Cần gấp

lương thanh tâm
13 tháng 10 2018 lúc 20:34

Câu 1 :

-Tốc độ phát triển của Mĩ cuối Thế Kỉ XIX tăng nhanh vượt bậc từ 1 nc nông nghiệp phụ thuộc vào châu Âu trở thành 1 cường quốc nông nghiệp, công nghiệp đứng đầu Thế Giới. Vì vậy quá trình tập trung TB ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ dưới những hình thức tơ rớt
- Sự tập trung TB lớn đã chi phối toàn bộ đời sống Kinh Tế , Chính trị , Xã Hội của Mĩ.
- Đầu TK XX, Mĩ thực hiện bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam và Trung Nam Mĩ. Đồng thời sang phương Tây chiếm 1 số đảo ở Thái Bình Dương làm bàn đạp tấn công châu Á. Để thực hiện chính sách này Mĩ áp dụng " cái gậy lớn và đồng đô la Mĩ"
-Mĩ ko lập chế độ thuộc địa theo khuôn mẫu mà lập chế độ thuộc địa kiểu mới.

Câu 2 :

- Dưới nền thống trị của đế chế II (1852-1870) thực chất là nền chuyên chính tư sản trong thì đàn áp nhân dân ngoài thì tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược , giai cấp vô sản bị bóc lôt nặng nề .
Chiến tranh xâm lược Đức bị thất bại , cuối cùng nước Pari rơi vào sự xâm lược của Đức .Tư sản Pháp hèn nhát xin đinh chiến và chịu bồi thường chiến phí nặng nề ...và tiến hành đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản .Nhân dân Pari đấu lật đổ nền thống trị của đế chế II , thành lập nhà nước vô sản bảo vệ Tổ quốc lâm nguy

- Ý nghĩa : Làm hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
- Bài học : Để lại bài học quý báu như: cách mạng muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.

Bài 3 :

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp, đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.



Các câu hỏi tương tự
phan thị ngoc ánh
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Phước Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Bình Nhi
Xem chi tiết
Thiên Ân Thông minh
Xem chi tiết
QuangDũng..☂
Xem chi tiết
lữ đồng thùy linh
Xem chi tiết