Câu 1: Nêu tình hình kinh tế Đàng Trong, Đàng Ngoài thế kỉ XVI - XVIII
Câu 2: Nêu những nét chính về tình hình xh Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII
Câu 3: Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài
Câu 4: Diễn biến, kết quả của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785
Câu 5: Diễn biến, kết quả của cuộc tiến quân đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu năm 1978 của vua Quang Trung
Câu 6: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xh và phát triển văn hóa dân tộc.
1.
Kinh tế nông nghiệp:
*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.
*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:
-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.
-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)
-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.
* Thủ công nghiệp:
+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :
-Dệt La Khê, Long Phượng.
-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.
-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.
-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.
*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị
*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .
2.Theo sử cũ, chúa Trịnh Giang cho xây nhiều chùa lớn. Năm 1730, hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.
Chúa Trịnh Sâm càng lún sâu hơn vào "vũng bùn" ăn chơi hưởng lạc. Vào dịp Tết Trung thu, "chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng".
Trong phủ chúa có đến bốn, năm trăm hoạn quan, "ngạo mạn, hách dịch...; cả nước căm ghét, ghê tởm, kinh sợ chúng".
Quan lại xét xử "đục nước béo cò", "để cho kẻ giảo hoạt lọt lưới pt luật, kẻ điêu ngoa được múa mép, kẻ lí ngay dành phải chịu thua"
Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả :
Nạn đói khủng khiếp năm 1740 - 1741 ở Đàng Ngoài, "Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường... Dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, ăn cá chuột, Tắn. Người chết đói ngổn ngang, người sống sót không còn một phần mười. Làng nào có tiếng trù mật cũng chỉ còn năm, ba hộ mà thôi".
3.Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).
4.
Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
5.
Quang Trung đại phá Quân Thanh 1789 ( từ 25-12- 1788 à 30-1- 1789 ( từ 30 Tết Mậu Thânà mùng 5 Tết Kỷ Dậu ).
* Vua Quang Trung chuẩn bị đại phá quân Thanh :
- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hòang đế , lấy hiệu là Quang Trung , rồi tiến quân ra Bắc ,mộ thêm quân ở Nghệ An .
- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân , làm Lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ .
- Đến Tam Điệp(Ninh Bình), cho binh sĩ ăn tết trước rồi đánh quân Thanh trong tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết đánh tan quân giặc .
* Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa :
Từ Tam Điệp quân Tây Sơn chia làm 5 đạo tiến ra Bắc:
+Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long .
+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây NamThăng Long và yểm trợ cho đạo chủ lực .
+ Đạo thứ tư ra phía Hải Dương và thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch .
-Đêm 30 tết ta vượt sông Gián Khẩu, đồn ngụy bị tiêu diệt.
-Đêm mồng 3 tết ta vây đồn Hạ Hồi, địch hạ khí giới .
-Mờ sáng mồng 5 tết ta vây đồn Ngọc Hồi.
-Cũng mồng 5 tết quân ta tấn công chiếm đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống tự tử.
-Trưa mồng 5 tết Quang Trung và Đô đốc Long tiến vào Thăng Long. Tôn sĩ Nghị và bè lũ rút chạy, bị quân ta chặn đánh tại Phượng Nhãn. Đất nước hòan tòan giải phóng.
6.- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,