Chương 8. Động vật và đời sống con người

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Jack The Hero

Câu 1 Nêu sự khác nhau của bộ xương thằn lằn so với bộ xương ếch .

Câu 2 Hãy cho biết tính hằng nhiệt ở chim có ưu thế gi so với tính biến nhiệt ở những động vật biến nhiệt .

Câu 3 Vì sao nói thú là lớp có xương sống có tổ chúc cao nhất ?

Câu 4 Thế nào là hiện tượng thai sinh ?Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng ?

Câu 5 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút đa dạng sinh học? Nêu biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học ?

Lê Thu Phương
17 tháng 4 2018 lúc 21:34

Câu 1:

- Đốt sống cổ của thằn lằn có nhiều đốt nên linh hoạt, phạm vị hoạt động rộng.

- Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.

- Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn.

Câu 2:

- Tính hằng nhiệt ở chim giúp chim có nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường còn ở những động vật biến nhiệt thì chúng phải thay đổi nhiệt độ cơ thể để thích nghi với nhiệt độ môi trường , nếu k điều chỉnh đc thì chết

Lê Thu Phương
17 tháng 4 2018 lúc 21:35

Câu 3:

Vì:

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
-Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
-Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
-Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt
-Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

Thời Sênh
17 tháng 4 2018 lúc 21:36

Câu 1

Giống: bộ xương chia làm 3 phần: đầu, thân, chi
Khác:
- Xương thằn lằn :
+ Cổ dài (8 đốt sống cổ)
+ Duôi dài
+ Chi trước và chi sau bằng nhau
+ Chi trước có 5 ngón
- Xương ếch:
+ Cổ ngắn (1 đốt sống cổ)
+ Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng)
+ Chi trước ngắn, chi sau dài
+ Chi trước có 4 ngón

Câu 2 ĐV hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn vì có nhiệt độ cơ thể ổn định và có cơ chế điều hòa nhiệt độ
Câu 3

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
-Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
-Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
-Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt
-Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

Câu 4 Thai sinh là hiện tượng động vật mang thai (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai) và đẻ con. Gặp ở thú bậc cao

_ Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống ** trứng.
_ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
_ Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượg thức ăn tự nhiên.

Câu 5Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
- Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
Do vậy, đế bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, cấm săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

1. Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

2. Hạn chế việc khai thác bừa những loài thực vật quý hiếm

3. Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật.

4. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm

5. Tuyên truyền mn cùng bảo vệ rừng.

Trần Thị Bích Trâm
17 tháng 4 2018 lúc 21:35

1. - Xương thằn lằn :
+ Cổ dài (8 đốt sống cổ)
+ Duôi dài
+ Chi trước và chi sau bằng nhau
+ Chi trước có 5 ngón
- Xương ếch:
+ Cổ ngắn (1 đốt sống cổ)
+ Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng)
+ Chi trước ngắn, chi sau dài
+ Chi trước có 4 ngón

Lê Thị Thanh Hoa
18 tháng 4 2018 lúc 5:27

Câu 1:

* Giống: bộ xương chia làm 3 phần: đầu, thân, chi.
* Khác:
- Xương thằn lằn :
+ Cổ dài (8 đốt sống cổ).
+ Duôi dài.
+ Chi trước và chi sau bằng nhau.
+ Chi trước có 5 ngón.
- Xương ếch:
+ Cổ ngắn (1 đốt sống cổ).
+ Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng).
+ Chi trước ngắn, chi sau dài.
+ Chi trước có 4 ngón.

Câu 2: Động vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn vì có nhiệt độ cơ thể ổn định và có cơ chế điều hòa nhiệt độ.
Câu 3:- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

Câu 4: Thai sinh là hiện tượng động vật mang thai (phôi phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai) và đẻ con. Gặp ở thú bậc cao.

- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống trứng.

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
- Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượg thức ăn tự nhiên.

Câu 5: Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
- Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
=> Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, cấm săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

* Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học: 1. Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
2. Hạn chế việc khai thác bừa những loài thực vật quý hiếm
3. Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật.
4. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm
5. Tuyên truyền mn cùng bảo vệ rừng.
P/s: Chúc bạn học tốt

Các câu hỏi tương tự
Đặng Thị Hồng Nhi
Xem chi tiết
Đăng Nguyễn Hải
Xem chi tiết
cao nguyễn thu uyên
Xem chi tiết
mymy
Xem chi tiết
Như Phạm
Xem chi tiết
phamna
Xem chi tiết
Tran Ngọc Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Hương Vũ
Xem chi tiết