Đề ôn tập chương

Xuân An Nguyễn

Câu 1: Nêu khái niệm: Mô? Cung phản xạ? Phản xạ? Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích đường đi của phản xạ đó?

Câu 2: a. Nêu: Cấu tạo của xương và cấu tạo của xương dài? Các loại khớp xương?

b.Sự mỏi cơ?

c. Giải thích được ý nghĩa được một số biện pháp rèn luyện hệ vận động?(Tự tìm biện pháp và giải thích)

Câu 3: So sánh các loại mạch máu? Nêu các nguyên tắc truyền máu

Câu 4: Làm bài tập về truyền máu(Dựa vào nguyên tắc truyền máu để làm)

1.Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

2.Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

3.Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV, …) có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?

4. Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của cá nhân đó.

Câu 5: Liên hê thực tế về miễn dịch nhân tạo, miễn dịch tự nhiên trong đời sống ?

Mai Hiền
12 tháng 11 2020 lúc 10:10

Câu 3.

Sự mỏi cơ

- Định nghĩa: Mỏi cơ là hiện tượng biên độ co cơ giảm dần cho đến khi ngừng, khối lượng phù hợp thì công sản ra lớn nhất

- Nguyên nhân:do cơ thể ko cung cấp đủ oxi làm tích tụ axit lactic đầu độc cơ

- Biện pháp:

+ Để năng suất lao động cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra còn có tinh thần thoái mái vui vẻ.

+ Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

+ Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
12 tháng 11 2020 lúc 10:15

Câu 5:

So sánh các loại mạch máu

Các loại mạch máu

Sự khác biệt về cấu tạo

Giải thích

Động mạch

Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch.

Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

Tĩnh mạch

Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch.

- Lòng rộng hơn của động mạch.

Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

Nhỏ và phân nhánh nhiều.

- Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.

- Lòng hẹp

Nguyên tắc truyền máu:

Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu; Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết; Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp; Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “ hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm;
Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
12 tháng 11 2020 lúc 10:16

Câu 6:

- Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O (có cả α và β) vì sẽ bị kết dính hồng cầu.



Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
12 tháng 11 2020 lúc 10:17

Câu 7:

- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O vì không bị kết dính hồng cầu.



Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
12 tháng 11 2020 lúc 10:27

Liên hệ thực tế miễn dịch tự nhiên

- Các loại bệnh của gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, toi gà,... không thể xâm nhập được vào cơ thể người là miễn dịch bẩm sinh

- Người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau này sẽ không bị mắc bệnh đó nữa (sởi, thủy đậu, quai bị,...) đây là miễn dịch tập nhiễm

Liên hệ thực tế miễn dịch nhân tạo

- Người nào đã từng được tiêm phòng (viêm gan B, viêm gan A, Ung thư cổ tử cung, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản, thương hàn,...) tỉ lệ nhiễm các bệnh này sẽ thấp hoặc không có, đây là miễn dịch chủ động

- Khi con người bị bệnh (cảm cúm, sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết,..) thường đến các bệnh viện hay cơ sở y tế để được chữa trị, uống các loại thuốc để tăng hệ miễn dịch chống lại vi rút là miễn dịch bị động (miễn dịch khi đã mắc bệnh)

Khách vãng lai đã xóa
Bơ Entertainment
31 tháng 10 2020 lúc 16:39

Câu 1:
- Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến...)

- Phản ứng cơ thể trả lời các kích thích của mội trường thông wua hệ thần kinh gọi là phản xạ

+ Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ

+ Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương, từ thần kinh trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi.

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
12 tháng 11 2020 lúc 10:12

Câu 4:

- Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D -> nhờ đó chuyển hóa được canxi để tạo xương

- Biết cách phòng chống cong vẹo cột sống -> cột sống khỏe mạnh

+ Khi mang vác nặng không nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về 1 bên liên tục trong thời gian dài

+ Khi ngồi vào bàn học hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, đúng tư thế

+ Không nên đi giày, guốc cao gót

- Khi tham gia giao thông cần tuân thủ nghiêm chỉnh luật giao thông để tránh bị tai nạn

- Nên rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
12 tháng 11 2020 lúc 10:17

Câu 8:

- Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut gây viêm gan B, virut HIV...) không được đem truyền cho người khác vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được truyền máu.



Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hoa Hồng Xanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoa
Xem chi tiết
Trần Nhật Minh
Xem chi tiết
Diêu Ngô
Xem chi tiết
Băng Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc
Xem chi tiết
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
trần lê anh thi
Xem chi tiết
tthnew
Xem chi tiết