Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hà Vy

Câu 1 : Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

Câu 2 : Em có hiểu biết gì về nhân vật Mạc Đăng Dung.

Lê Thu Dương
1 tháng 3 2020 lúc 14:03

Câu 1 undefined

Câu 2

Mạc Đăng Dung (1527-1529) Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. Ông bà Mạc Hịch - Đặng Thị Hiến sinh được 3 người con trai là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Đốc và Mạc Đăng Quyết. Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483. Thời trẻ, Mạc Đăng Dung có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô. Ông xuất thân từ một thanh niên nghèo, làm nghề đánh cá, trong một dịp đi thi võ ở kinh đô đã trúng Đô lực sĩ và được sung vào Châu túc vệ chuyên cầm dù đi theo vua. Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường hoan lộ, năm 1511 mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng tả đô đốc. Trải qua 3 đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương. Lợi dụng lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc. Cũng như nhà Trần, tháng 12 năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh làm vua, còn mình làm Thái thượng hoàng. Lúc đó Mạc Đăng Dung mới 46 tuổi. Mạc Đăng Dung mất tháng 8 năm Tân Sửu - 1541, thọ 59 tuổi.

Tham khảo ạ

Khách vãng lai đã xóa
Phúc
1 tháng 3 2020 lúc 14:24

Câu 1:

- Hậu quả: Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

+ Ở Đàng Ngoài: đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê. “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Nhưng mối quan hệ giữa hai thế lực này là dựa dẫm vào nhau để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình, gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".

Câu 2:

Mạc Thái Tổ (1483 - 1541) tên thật là Mạc Đăng Dung, là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra triều đại Nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện đánh dẹp các thế lực cát cứ, chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của những người ủng hộ Nhà Lê, thành lập Nhà Mạc và cứng rắn chống lại với những thế lực phò vua Lê ở Thanh Hóa.

Mạc Đăng Dung bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu Võ trạng nguyên trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long dưới triều Lê Uy Mục. Từ một võ quan cấp thấp, nhờ tài thao lược và mưu trí, Mạc Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm 1527 khi được thăng tới chức Thái sư, tước An Hưng vương thời Lê Cung Hoàng. Xuất thân hàn vi, lập thân bằng đường binh nghiệp, Mạc Đăng Dung là người có công đầu trong việc tạo lập lại thế ổn định và đà phát triển của xã hội cũng như chính trường Đại Việt sau hơn 20 năm hỗn loạn đầu thế kỷ XVI. Việc phế bỏ vai trò vương quyền của họ Lê, dòng họ đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử dân tộc, cắt đất cầu hòa, quỳ lạy một viên quan Trung Quốc, nhận lịch sóc Trung Quốc, nhận chức An Nam đô thống ti sứ, tức coi Đại Việt như một tỉnh của Trung Quốc, đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Quan điểm phê phán Mạc Đăng Dung ở Việt Nam đã có sự thay đổi qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Kể từ đầu thời Nhà Nguyễn cho đến thập kỷ đầu thế kỷ XXI, những nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa như Nguyễn Văn Siêu, Lê Văn Hòe, Phạm Văn Sơn, Trần Quốc Vượng, Trần Gia Phụng, Trần Khuê, Trần Lâm Biền, Vũ Khiêu, Văn Tạo, Đinh Khắc Thuân, Nguyễn Gia Kiểng, Phan Đăng Nhật, Trần Thị Vinh là những người đi đầu trong việc đánh giá lại vai trò lịch sử của Mạc Đăng Dung theo hướng cởi mở khách quan hơn thời Lê-Trịnh... Qua những kết quả nghiên cứu liên ngành trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế (như các hoạt động sản xuất, thương mại), văn hóa - tư tưởng, văn học - nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo - tín ngưỡng... đã cho thấy sự ra đời của Nhà Mạc và những động thái chính trị - quân sự của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) là phù hợp với những quy luật phát triển khách quan của bối cảnh bấy giờ, khi nhà Lê đã suy sụp không còn trị nước được nữa.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
1 tháng 3 2020 lúc 14:32

Câu 1:

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta. Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Câu 2:

Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) (Quí Mão 1483 – Tân Sửu 1541)

Danh thần nhà Lê, vua đầu nhà Mạc, sau cướp quyền vua dựng ra nhà Mạc. Ông là con của Mạc Hịch và Đặng Thị Hiếu, quê làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, ngụ ở làng Cao Dôi, huyện Bình Hà, tỉnh Hải Dương.

Ông vốn dòng dõi Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đời Trần. Thưở trẻ ông theo học với người thầy họ Lê, được thầy thương mến gả con gái cho. Nhà nghèo, nhưng ông có sức khỏe, có chí lớn, thường đi đánh vật, thi lấy giải về sống qua ngày và làm nghề đánh cá mưu sinh.

Năm Bính Tí 1516, đời Lê Chiêu tông, ông thi võ đỗ đệ nhất Đô lực sĩ, làm quan thăng dần đến chỉ huy sứ, coi sóc các đạo quân, và được làm Phò mã, tước Vũ Xuyên Bá, kết duyên cùng công chúa Lê Thị Ngọc Minh. Chẳng bao lâu ông lại được tấn phong làm Thái sư, tước Nhân Quốc Công, rồi gia phong đến tước An Hưng Vương. Từ đây ông càng thao túng triều chính, dẫn đến sự lật đổ vua Lê, dựng nên nhà Mạc vào năm Đinh Hợi 1527.

Tuy vậy, ông vẫn sợ nhà Minh hạch sách, bèn cắt đất hai châu Vĩnh An, An Quảng gồm 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu dâng cho nhà Minh, thuộc vào Châu Khâm.

Ông chỉ ở ngôi vua 3 năm, truyền ngôi cho con lớn là Mạc Đăng Doanh mà làm Thái thượng hoàng, ra ở điện Tường Quang, sau về Cổ Trai để trấn nơi trọng yếu.

Năm Canh Tí 1540 Mạc Đăng Doanh mất, ông trở về Đông Kinh lập cháu nội là Phúc Hải lên nối ngôi. Bấy giờ ông cũng đã suy yếu rồi.

Năm Tân Sửu 1541, ngày 22-8 âm lịch ông mất, hưởng dương 58 tuổi, chôn ở Long Sơn, mộ hiệu là An Lăng; thụy là Nhân minh Cao hoàng đế, miếu hiệu Thái tổ. Có Thượng thư Ngô Miên Thiệu và Thị như Giáp Hải soạn văn bia.

Ông có 10 con trai, 4 con gái và từng phong tước cho con như sau:

Con trưởng:

Mạc Đăng Doanh phong Dục Mỹ Hân (lập làm thái tử

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Trang Thùy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Trang
Xem chi tiết
nhân lê
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Hoa Lê Bùi
Xem chi tiết
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết