Câu 1 :Nêu đặc điểm chung và một số đại diện của: ngành thân mềm, ngành chân khớp
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và châu chấu
Câu 3 Viết sơ đồ vòng đời sán lá gan .sán lá gan thích nghi với phát tán nói giống như thế nào
Câu 4 trai tự vệ bằng cách nào ?cấu tạo nào của trai Đảm bảo cách tự vệ của đó có hiệu quả?
Câu 5 Vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi trong hệ thống ống khí phát triển?
Câu 6 nêu vai trò của ngành ruột khoang, lớp giáp xác
Câu 7Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với các động vật ngành ruột khoang cần phải có phương tiện gì
Câu 8 trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe của con người hãy nêu biện pháp phòng chống bệnh kiết lị
Câu 9 trong một lần đi tắm biển cùng Tiến Bông thấy ngứa rát ở chân và tay Khang có thể cho rằng có thể tiến đã đụng phải sứa theo em bạn đang nói như thế đúng không ?Vì sao?
Câu 10 bạn Mình rất thích ăn tôm một lần Mẹ Minh mua tôm về nấu cho Minh ăn Minh nghĩ thấy tôm nấu chín thì chuyển sang màu cam các em hãy Giúp Minh giải đáp hiện tượng này
1.
-Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:
+Không phân đốt,khoang áo phát triển
+Có vỏ đá vôi(trừ mực,bạch tuộc)
+Hệ tiêu hoá phân hoá
+Cơ quan di chuyển thường đơn giản(trừ mực, bạch tuộc)
-Đặc điểm chung của ngành Chân khớp:
+Phần phụ phân đốt,các đốt khớp với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
+Sự phát triển gắn liền với sự lột xác.
+Có vỏ kitin vừa che chở bên ngoài vừa làm chỗ bám cho cơ (gọi là bộ xương ngoài).
2.
*Cấu tạo ngoài của châu chấu:
-Cơ thể châu chấu gồm 3 phần:
+Phần đầu:1 đôi râu,mắt kép và miệng
+Phần ngực:3 đôi chân và 2 đôi cánh
+Phần bụng:phân đốt,mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở
*Cấu tạo ngoài của nhện:
-Cơ thể nhện gồm 2 phần:
+Phần đầu-ngực:gồm đôi kìm có tuyến độc,đôi chân xúc giác,4 đôi chân bò.
+Phần bụng:gồm đôi khe thở,lỗ sinh dục,các núm tuyến tơ.
3.
-Sơ đồ vòng đời sán lá gan:
Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).
- Sán lá gan lưỡng tính , hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ , đẻ nhiều trứng mỗi ngày , khoảng 4000 trứng mỗi ngày .
4. -Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ vỏ cứng rắn và 2 có khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra đế ăn phần mềm cơ thể trai.
5.
-Hệ tuần hoàn thường có 2 chức năng chính đem các chất dinh dưỡng và oxi tới các tế bào thế nhưng việc cung cấp oxi tới các tế bào do hệ thống ống khí đảm nhiệm. Chính vì vậy mà hệ tiêu hóa của sâu bọ đơn giản đi trong khi đó hệ thống ống khí phát triển.
6.
*Vai trò của ngành Ruột khoang:
-Ích lợi:
+Làm thực phẩm cho con người và động vật:mực,sò,ốc,hến,...
+Làm đồ trang sức,trang trí:ngọc trai,xà cừ,...
+Làm sạch môi trường nước:trai,sò,...
+Có giá trị xuất khẩu:mực,bào ngư,...
+Có giá trị về mặt địa chất:hoá thạch vỏ ốc,vỏ sò,...
-Tác hại:
+Có hại cho cây trồng:các loại ốc sên
+Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán:ốc gạo,ốc bươu,...
*Vai trò của lớp Giáp xác:
-Lợi ích:
+Là nguồn cung cấp thực phẩm:tôm,tép,...
+Là nguồn lợi xuất khẩu:tôm,cua,...
+Là nguồn thức ăn của cá:rận nước,...
-Tác hại:
+Có hại cho giao thông đường thuỷ:sun,...
+Có hại cho nghề cá:chân kiếm(kí sinh),...
+Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán:cua núi truyền bện sán phổi ở người,...
7.
-Chúng ta phải dùng găng tay cao su, găng tay y tế và trang bị thêm khẩu trang để tránh mùi hồi (nếu cần) và kiếng (nếu cần thiết) đối với trường hợp mẫu vật bắn nước vào mắt.
8.
-Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.
-Biện pháp:
+Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+Khi bị bệnh dùng thuốc kịp thời
+Giữ gìn môi trường sạch sẽ
+Diệt ruồi, muỗi
+Ăn chín uống sôi
9.Bạn Khang nói rất đúng.Vì tua miệng của sứa có chất độc gây ngứa,có thể làm bỏng da.
10.Đó là do trong vỏ cứng của cua có các loại sắc tố, trong đó có màu đỏ tôm. Domàu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏtươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra.
Mình thấy bạn Hoang Jessica làm đúng rồi do